Cấu tạo phân tử nhựa PP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố nhiệt độ lòng khuôn phun ép với phương pháp gia nhiệt bằng khí nóng tích hợp trong lòng khuôn bằng phương pháp mô phỏng (Trang 46 - 50)

Thông số kỹ thuật: - Công thức phân tử: (C3H6)x - Tỷ trọng: PP vơ định hình: 0.85 g/cm3 - PP tinh thể: 0.95 g/cm3 - Độ giãn dài: 250 - 700 % - Độ bền kéo: 30 - 40 N/mm2 - Độ dai va đập: 3.28 - 5.9 kJ/m2 - Điểm nóng chảy : ~ 165 0C  Đặc tính:

- PP là sản phẩm cứng, khơng độc, khơng mùi.

- Nhiệt độ nóng chảy cao (160 0C – 170 0C). Khi tiếp xúc với các tạp chất kim loại như đồng, mangan hoặc các hợp kim chứa kim loại sẽ ảnh hưởng đến tính chịu nhiệt của PP.

33

- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, khơng bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.

- Chịu được nhiệt độ cao hơn 1000C, tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (1400C) - cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngồi, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

- Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

 Cơng dụng:

- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, khơng u cầu chống oxy hóa một cách nghiêm ngặt.

- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.

- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

- PP có thể trộn với PE, PS và PVC để giảm độ chảy của chúng ở trạng thái chảy mềm và tăng một vài tính chất như chịu nhiệt, độ cứng.

* Nhựa PA6 (Polyamide)

Nhựa Polyamide thường được gọi là nylon có một số đặc điểm sau:

- Độ cứng và khả năng chống rạn nứt, chống va đập cao, ổn định nhiệt cao, chống mài mịn cao, kháng hóa chất cao, tính chất cách điện tốt, dễ dàng xử lý, vẻ ngoài thẩm mỹ tốt, bề mặt sáng đẹp, sửa đổi tác động, ổn định nhiệt, tự dập tắt vv….

- Bởi vì nylon có các đặc điểm trên, nó được sử dụng rộng rãi trong ơ tơ, thiết bị điện, bộ phận cơ khí, thiết bị vận chuyển, dệt may, máy móc, vv.

34

- Nhược điểm là hấp thụ nước lớn, ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước và tính chất điện, và gia cố sợi có thể làm giảm sự hấp thụ nước nhựa. Tỷ lệ, để nó có thể làm việc dưới nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Mối quan hệ giữa nylon và sợi thủy tinh là rất tốt.

* Canxi cacbonat: bột đá

- Canxi cacbonat là một hợp chất muối vô cơ với cơng thức hóa học là CaCO3. Nó

cịn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Canxi cacbonat, cacbonat canxi, bột đá, bột đá vôi.

- Khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất có chứa khống chất Canxi cacbonat hoặc đồng phân của nó. Nó tồn tại dưới dạng chính là đá (đá vơi, đá phấn, đá cẩm thạch …) ở khắp nơi trên thế giới, là thành phần chính trong vỏ của các lồi sị, ốc hoặc vỏ của ốc. Hơn nữa Canxi cacbonat là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nước cứng trong sinh hoạt. - Ngoại quan: Dạng bột màu trắng, không tan trong nước, điểm nóng chảy: 825°C (1,098 K) Là một thành phần cấu thành hoạt hóa trong vơi nơng nghiệp, là thành phần chính trong mai/vỏ của các lồi sị, ốc hoặc vỏ của ốc. Nó là ngun nhân chính gây ra hiện tượng nước cứng. Canxi cacbonat có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và trong sản xuất do tính phổ biến và rẻ tiền của nó.

2.3. Lý thuyết truyền nhiệt

2.3.1. Các phương thức trao đổi nhiệt

Q trình trao đổi nhiệt có thể được thực hiện bằng ba phương thức cơ bản sau đây, được phân biệt theo phương thức truyền động năng giữa các phân tử thuộc hai vật [23].

2.3.1.1. Dẫn nhiệt

Trên một quy mô nhỏ, dẫn nhiệt xảy ra khi các phân tử, nguyên tử hay các hạt nhỏ hơn (như electron) ở vùng nóng (dao động nhanh) tương tác với các hạt lân cận (ở vùng lạnh hơn, dao đông chậm hơn), chuyển giao một số động năng của dao động nhiệt từ hạt dao động nhanh sang những hạt dao động chậm. Nói cách khác, sức nóng được trao đổi

35

giữa các nguyên tử hay phân tử lân cận khi chúng dao động và va chạm với nhau (trong hầu hết vật chất, trao đổi này còn được coi như sự dịch chuyển của dòng proton), hoặc là bởi electron dao động nhanh di chuyển từ một nguyên tử khác (trong kim loại).

Dẫn nhiệt đóng góp lớn vào truyền nhiệt trong một chất rắn hoặc giữa các vật thể rắn khi chúng tiếp xúc nhau. Trong chất rắn, sự dẫn nhiệt xảy ra mạnh vì mạng lưới các nguyên tử nằm ở vị trí tương đối cố định và gần nhau, giúp việc trao đổi năng lượng giữa chúng thông qua dao động được dễ dàng.

Khi mật độ các hạt giảm, tức là khoảng cách giữa các hạt trở nên xa hơn, dẫn nhiệt giảm theo. Điều này là do khoảng cách lớn giữa các ngun tử gây ra việc có ít va chạm giữa các nguyên tử có nghĩa là chúng ít trao đổi nhiệt hơn. Do đó, chất lỏng và đặc biệt là các loại khí ít dẫn nhiệt. Với các chất khí, khi nhiệt độ hay áp suất tăng, các nguyên tử có xác suất va chạm nhau nhiều hơn, và do đó độ dẫn nhiệt cũng tăng theo.

Tính chất dẫn nhiệt trong lịng vật liệu có thể khác với tính dẫn nhiệt ở bề mặt, nơi có thể tiếp xúc với vật liệu khác.

Kim loại (ví dụ như đồng, platinum, vàng,...) thường là các vật liệu dẫn nhiệt tốt. Điều này là do các điện tử tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong lịng kim loại. Các "chất lỏng điện tử" của một vật kim loại rắn tiến hành gần như tất cả các dòng nhiệt qua vật rắn này. Proton mang ít hơn 1% năng lượng nhiệt. Điện tử cũng chuyên chở dòng điện chạy qua các chất rắn dẫn điện, dẫn đến độ dẫn nhiệt và độ dẫn điện của hầu hết các kim loại có cùng một tỷ lệ. Một dây dẫn điện tốt, chẳng hạn như đồng, thông thường cũng dẫn nhiệt tốt. Các hiệu ứng Peltier-Seebeck (hiệu ứng nhiệt điện) có nguồn gốc từ sự dẫn nhiệt của điện tử trong các chất dẫn điện.

Dẫn nhiệt trong một vật rắn tương tự như khuếch tán của các hạt trong chất lỏng, khi khơng có dịng chảy chất lỏng.

36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân bố nhiệt độ lòng khuôn phun ép với phương pháp gia nhiệt bằng khí nóng tích hợp trong lòng khuôn bằng phương pháp mô phỏng (Trang 46 - 50)