Kết cấu ổ chặn khí tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng xác định các thông số ảnh hưởng đến hoạt động của ổ khí tĩnh trong máy ly tâm tốc độ cao (Trang 91 - 95)

4.3 Chế tạo mơ hình máy ly tâm trục đứng tốc độ cao sử dụng ổ khí tĩnh

Từ những phương án được đề xuất và tính tốn. Mơ hình thử nghiệm khả năng ứng dụng ổ khí tĩnh trong máy ly tâm tốc độ cao đã được thiết kế và chế tạo bao gồm: - Ổ đỡ khí tĩnh đảm nhận nhiệm vụ cấp dịng khí nén áp suất cao để làm lớp đệm khí giúp cho trục không ma sát với ổ trục;

- Ổ chặn khí tĩnh sử dụng áp lực của dịng khí tạo nên một khoảng hở giữa ổ chặn và tấm chặn giúp chúng không tiếp xúc nhau;

- Cụm trục chính của máy ly tâm và các bộ phận bạc cấp khí; - Cụm khung đỡ giữ ổ khí.

Hình 4.37: Mơ hình máy ly tâm trục đứng tốc độ cao sử dụng ổ khí tĩnh

Các chi tiết tiến hành thiết kế, chế tạo bao gồm: - Cụm trục chính máy ly tâm

- Các bộ phận khác

Các chi tiết khác khung đỡ, Thùng ly tâm mơ phỏng vì độ phức tạp khơng cao và cũng dễ chế tạo nên không đề cập đến trong phần này.

Cụm trục chính của máy ly tâm tốc độ cao sau khi được gia cơng hồn thiện theo hình 4.38 gồm các bộ phận sau: Trục chính (1), bạc cấp khí ổ đỡ (2), vịng giữ cụm ổ đỡ (3), bạc cấp khí ổ đỡ (4), tấm chặn (5), ổ chặn khí tĩnh (6), bạc cấp khí ổ chặn (7), cụm ổ đỡ khí (8). đầu nối khí (9).

a) Ổ đỡ khí tĩnh:

Ổ đỡ đảm nhận nhiệm vụ phát ra dịng khí nén áp suất cao để làm lớp đệm khí giúp cho trục khơng ma sát với ổ trục. Theo tính tốn, khe hở giữa trục và ổ là 0,0125 mm theo hướng kính, bề mặt trong được mài nhẵn đạt Ra = 1,6 µm.

a) Thiết kế b) Chế tạo

Hình 4.39: Thiết kế và chế tạo ổ đỡ khí tĩnh

Dung sai kích thước lỗ của ổ đỡ khí tĩnh khá nhỏ, nên gia cơng rất khó khăn. Kết quả đo kiểm tra bằng palme đo lỗ 3 tiếp điểm INSIZE 3227-50 cho thấy chi tiết gia cơng có lỗ làm việc đạt kích thước 50,03 mm.

b) Ổ chặn khí tĩnh

Kết cấu, kích thước và chức năng của ổ chặn có nhiệm vụ tạo ra áp lực để nâng trục chính để mặt bên dưới của trục khơng tiếp xúc với tấm chặn bên dưới. Để thực hiện được việc này, một tấm phẳng được gắn chặt lên mặt bên dưới của trục chính để tăng diện tích nhằm dễ dàng bố trí các đầu phun khí tạo thành đệm khí (hình 4.40)

a) Thiết kế b) Chế tạo

Hình 4.40: Tấm chặn trên liên kết với trục chính

a) Thiết kế b) Chế tạo

Hình 4.41: Thiết kế Chế tạo ổ chặn

Một ổ chặn với các lỗ cấp khí được bố trí đều (theo tính tốn ở chương 4), lỗ cấp khí có đường kính là 0,7 mm. Một rãnh trịn có bề rộng 0,7mm và sâu 0,3mm đi qua các lỗ cấp khí giúp tạo thành một vành khí tác động đều lên tấm chặn trên để nâng trục. Bề mặt tấm chặn được mài nhẵn đạt Ra = 1,6 µm.

c) Trục chính

Đây là chi tiết trục mô phỏng cho chi tiết trục của máy ly tâm trục đứng. Trục chính có cùng kích thước với đường kính trục chính của máy ly tâm. Để có thể tạo nên khe hở 0,025 mm với ổ đỡ trục cần được chế tạo đạt cấp chính xác 5 - 6 với dung sai của đường kính trục là 0,01

0

50

 bề mặt trục được mài nhẵn đạt Ra = 1,6 µm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô phỏng xác định các thông số ảnh hưởng đến hoạt động của ổ khí tĩnh trong máy ly tâm tốc độ cao (Trang 91 - 95)