Phương pháp dạy lý thuyết:

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM

1.4 Một số phương pháp bồi dưỡng kỹ năng mềm

1.4.1 Phương pháp dạy lý thuyết:

1.4.1.1 Phương pháp đàm thoại:

Phương pháp đàm thoại là phương pháp hỏi đáp trong dạy học, trong đó người dạy đặt ra câu hỏi, khích lệ và gợi mở để học viên dựa vào kiến thức đã học mà trả lời nhằm rút ra những kiến thức mới hay củng cố hoặc kiểm tra.

Điểm mạnh: Điều khiển tốt hoạt động tư duy của học viên, kích thích tính tích

cực hoạt động nhận thức của học viên; bồi dưỡng cho học viên năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học; giúp người dạy có được sự tương tác, phản hồi từ người học để kịp thời điều chỉnh biện pháp dạy học.

Hạn chế: Đòi hỏi người dạy phải biết vận dụng khéo léo; nếu quá nhiều câu hỏi

sẽ mất nhiều thời gian và kế hoạch lên lớp không hiệu quả; nếu tổ chức khơng hiệu quả, buổi học chỉ có sự đàm thoại của giáo viên và một vài học viên, chưa thu hút được cả lớp học

1.4.1.2 Phương pháp thảo luận:

Phương pháp thảo luận là phương pháp dùng lời nói trong đó giáo viên hoặc trưởng nhóm gợi mở động viên và tổ chức cho học viên tham gia ý kiến về một vấn đề mở, trên cơ sở đó rút ra kết luận, kiến thức mới, xác định và làm sáng tỏ vấn đề, trao đổi ý kiến, tin tức liên quan đến bài học, chuẩn bị cho một kế hoạch tìm tịi hay nghiên cứu vấn đề.

Điểm mạnh: Tăng khả năng giao tiếp học viên và giáo viên, giữa học viên với

nhau; phát huy được khả năng đưa ra ý kiến của mỗi học viên dưới những góc nhìn khác nhau; phát huy tính tự giác, tích cực của học viên; phát huy tinh thần hợp tác, tự tổ chức của học viên.

Hạn chế: Số người thảo luận nhóm cần có giới hạn; hạn chế về chủ đề ở một số

nội dung, một số học viên; tốn nhiều thời gian chuẩn bị, tiến hành, đúc kết; người học khó chịu vì phải nghiên cứu nhiều, chú ý nhiều, góp ý nhiều, một số người cịn chủ quan, thành kiến dẫn đến bảo thủ, ngụy biện, lạc đề.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tịi khám phá độc lập của học viên bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức của giáo viên nhằm tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học viên nhằm giải quyết các vấn đề học tập.

Điểm mạnh: Đặc biệt phát triển tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề ở học viên;

với tình huống có vấn đề người học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới giúp họ củng cố và vận dụng kiến thức. Mặt khác học viên thấy có nhu cầu và hứng thú trong việc tìm kiến thức mới.

Hạn chế: Tuỳ theo phương pháp cụ thể, nhìn chung tốn nhiều thời gian; khơng

phải bài học nào cũng tạo được tình huống có vấn đề; dạy học nêu vấn đề đòi hỏi mức độ cá nhân hố rất cao và giáo viên phải có chuyên môn cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)