Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần cấp phối đến khả năng lưu biến của bê tông sử dụng tro bay (Trang 33 - 35)

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam cũng tiến hành nghiên cứu sử dụng các loại phụ gia hóa học, phụ gia khống ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bê tông. Trong đó việc kiểm tra tính thi cơng được của hỗn hợp bê tông được thực hiện thông qua kiểm tra và đánh giá kích thước của vật liệu và thông số độ sụt.

- Hỗn hợp bê tông sản xuất ở các trạm bê tông trộn sẵn và ở các nhà máy bê tơng đúc sẵn đều có sử dụng các loại phụ gia hoá học khác nhau. Một trong những loại phụ gia được sử dụng với khối lượng lớn nhất là phụ gia tăng dẻo và siêu dẻo. Nhiều cơ sở nghiên cứu và ứng dụng trong nước cũng đã nghiên cứu và sản xuất được một số loại phụ gia với giá cả cạnh tranh, có thể tồn tại trên thị trường. Viện Vật liệu xây dựng và Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng đã nghiên cứu và sản xuất thành công phụ gia tăng dẻo từ dịch kiềm đen của nhà máy giấy. Trung tâm Thí nghiệm Giao thơng của Bộ Giao thông vận tải đã sản xuất và kinh doanh khá thành công phụ gia siêu dẻo gốc Naphthalene Formaldehyde Sulfonate từ nguồn nguyên liệu trong nước. Trung tâm này cũng sản xuất với khối lượng khá lớn phụ gia Pozzolith từ puzơlan và dịch kiềm đen. Hỗn hợp bê tơng sử dụng phụ gia siêu dẻo thường có độ lưu động cao, song lại hay bị phân tầng, tách nước, nhất là với hàm lượng phụ gia siêu dẻo sử dụng lớn. Phụ gia khống có hoạt tính cao như silica fume, metacaolanh khi sử dụng trong hỗn hợp bê tông sẽ triệt tiêu được hiện tượng tách nước, phân tầng, và chúng thường được sử dụng để chế tạo bê tông chất lượng cao, nhưng bắt buộc phải kết hợp với phụ gia siêu dẻo.

- Tác giả Nguyễn Thành Chung [1988, 22] đã trình bày nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia siêu dẻo-silic hoạt tính lên tính chất của vữa xi măng, với mục tiêu sử dụng các loại phụ gia hoạt tính nhằm cải thiện độ linh động của vữa xi măng.

- Tác giả Đỗ Vũ Thảo Quyên và cộng sự [2004, 23] đã sử dụng mối quan hệ giữa ngưỡng trượt và độ nhớt để nghiên cứu thực nghiệm các thông số ma sát tiếp xúc giữa thành ống bơm và hỗn hợp bê tơng. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của thành phần lưu biến đến khả năng lưu động của bê tông khi vận chuyển và thi công.

- Tác giả Nguyễn Như Quý [2007, 24] sử dụng phụ gia mịn bột đá vôi và tro bay nhiệt điện đã góp phần làm tăng tính hiệu quả của hỗn hợp bê tông bơm. Hàm lượng phụ gia siêu dẻo tối ưu cho phép phát huy tốt khả năng hoá dẻo mà khơng

măng góp phần giảm nhiệt thuỷ hố do vậy giảm thiểu sự nứt nhiệt và trong phạm vi nhất định, giúp tiết kiệm xi măng, giảm giá thành. Sự có mặt của phụ gia mịn có khả năng cải thiện tính chất của hỗn hợp bê tơng bơm, hạn chế quá trình tổn thất độ sụt, làm tăng phạm vi ứng dụng của loại bê tông này.

- Tác giả Vũ Văn Nhân và cộng sự [2015, 25] Nguyễn Thế Dương và cộng sự [2015, 26] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ cốt liệu đến ma sát giữa thành ống bơm và bê tông, qua đó xây dựng phương pháp tính tốn các thơng số của bê tông tươi khi vận chuyển bằng thiết bị bơm. Nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của ngưỡng trượt của hỗn hợp bê tông thay đổi theo thời gian, ảnh hưởng đến khả năng công tác và thi công.

Các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung sử dụng thay thế tro bay như một phần phụ gia hoạt tính với chất kết dính vơ cơ xi măng. Các nghiên cứu đã đánh giá khả năng thay đổi của hỗn hợp bê tông khi các thông số ngưỡng trượt và độ nhớt dẻo thay đổi. Việc sử dụng tro bay để khảo sát ảnh hưởng của nó đến khả năng lưu biến cao của hỗn hợp bê tông cần thiết cho việc phát triển khả năng ứng dụng của tro bay đối với các loại bê tông khi thi công và công tác tại các cơng trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần cấp phối đến khả năng lưu biến của bê tông sử dụng tro bay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)