1.1.1 .Trên thế giới
1.1.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học, ở trong nước có nhiều tác giả nghiên cứu như:
Vũ Cao Đàm và cộng sự (2006) với đề tài về “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã chỉ ra rằng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên cần phải khắc phục sự chia cắt đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức lại hệ thống sao cho giảng viên cũng đồng thời là nhà nghiên cứu; khuyến khích khoa học sáng tạo, mở đường cho giảng viên đại học trở thành một nghiên cứu viên khoa học; trường đại học nhanh chóng thốt ra khỏi hệ
thống giáo dục kinh viện. Ngoài ra, muốn nâng cao năng lực nghiên cứu thì phải bắt đầu từ sinh viên, cần trang bị cho sinh viên kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học để khi ra trường dù có cơ hội nghiên cứu hay khơng cũng có thể giúp cho họ phương pháp học tập theo phong cách nghiên cứu khoa học.
Đề tài “nghiên cứu giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Cần Thơ” của tác giả Lê Thị Thơ (2009) đã đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng nghề Cần Thơ và xác định ba nhóm giải pháp góp phần cho việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học đó là: (i) Bản thân người giáo viên, (ii) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, (iii) nhóm chính sách.
Đến năm 2016, tác giả Lê Thị Thơ lại tiếp tục phát triển đề tài “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên Cao Đẳng Nghề Vùng đồng bằng sông Cửu Long” qua việc tìm hiểu, xác định năng lực nghiên cứu, xác định các hệ thống năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên cao đẳng nghề để có được mơ hình tổ chức bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên cao đẳng nghề.
Đào Thị Oanh và cộng sự (2014) xác định năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học sư phạm biểu hiện ở 3 mặt chính thơng qua đề tài “Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giảng viên đại học sư phạm”. Ba mặt đó là kỹ năng nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu và kỹ năng phổ biến/ứng dụng, đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên .
Khái niệm nội dung bồi dưỡng năng lực được xác định trong đề tài “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giảng viên ở các học viện trường sĩ quan quân đội giai đoạn hiện nay” (Nguyễn Văn Tượng, 2016). Theo đó bồi dưỡng năng lực là tổng thể các hoạt động của chủ thể, tác động trực tiếp vào nhận thức, hành vi và hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đào tạo giảng viên,
nhằm nâng cao tri thức tổng hợp, trình độ tư duy, kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
Năm 2014, Trần Thanh Ái cho ra đời tác phẩm nghiên cứu “Cần phải làm gì để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục”. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã rút ra một số giải pháp cho việc phát triển năng lực như: khuyến khích các tiến sĩ làm nghiên cứu khoa học, tăng cường gửi giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên, tăng cường tập huấn phương pháp nghiên cứu cho giảng viên trẻ, cải tiến cơ chế đánh giá khoa học theo chuẩn mực quốc tế, cải tiến nội dung giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu khoa học.