1.1.1 .Trên thế giới
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
1.2.1.1. Khoa học là gì
Theo Nguyễn Văn Lê (2001), “ Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống trì thức này hình thành trong lịch sử”.
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực khách quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt bằng các khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những giả thiết, học thuyết…khoa học phản ánh thế giới bằng các phương thức và công cụ đặc bệt. Khoa học khơng những hướng vào gải thích thế giới mà còn hướng tới cải tạo thế giới. (Nguyễn Viết Vượng, 2014).
Từ các khái niệm về khoa học trên ta có thể khái quát lại như sau: khoa học là
hệ thống tri thức phản ánh hiện thực khách quan của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các khái niệm, pháp trù, quy luật, nguyên lý mới phù hợp với xu hướng phát triển của tự nhiên và xã hội.
Nói đến khoa học thì có thể phân biệt khoa học dưới hai cấp độ tri thức khác nhau đó là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm được hiểu là những kiến thức được tích lũy trong cuộc sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người sử dụng hàng ngày và không ngừng phát triển trong các hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa sâu sắc, chưa thấy được các thuộc tính của sự vật. Do đó, tri thức kinh nghệm chỉ có giới hạn nhất định.
Tri thức khoa học là tri thức có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, mọi hoạt động đều có mục tiêu và phương pháp cụ thể. Kết quả của tri thức khoa học đều dựa trên kết quả khảo sát, kết quả thí nghiệm, qua các sự kiện xảy ra trong tự nhiên và xã hội.
1.2.1.2. Nghiên cứu khoa học là gì
Theo đại từ điển tiếng Việt thì nghiên cứu là “xem xét, làm cho nắm vững để nhận thức, tìm cách giải quyết: nghiên cứu tình hình, nghiên cứu khoa học”
Creswell (2002) đưa ra định nghĩa: nghiên cứu là một quá trình bao gồm các bước thu thập và xử lý thơng tin nhằm tích luỹ về một chủ đề hoặc một vấn đề nào đó.
Theo OECD (2002), nghiên cứu và phát triển là “những hoạt động sáng tạo dựa trên những nền tảng có tính hệ thống nhằm gia tăng vốn kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hoá và xã hội, và sử dụng những vốn kiến thức đó để sáng tạo ra những ứng dụng mới”.
Nguyễn Văn Tuấn (2011) định nghĩa nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học.
Nghiên cứu khoa học “là đi tìm kiếm những tri thức về các sự vật hoặc hiện tượng mà khoa học chưa từng biết đến. Những sự vật hoặc hiện tượng đó có thể là một vật thể, một hiện tượng, một quá trình, một giải pháp, một nguyên lý công nghệ, vv….” (Đàm V. C., 2011)
Như vậy, có thể khái quát rằng: nghiên cứu khoa học là một q trình tìm tịi, học hỏi có hệ thống từ những thơng tin có sẵn trong thực tế từ đó đúc kết tri thức mới về các sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa từng biết đến.
1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học
1.2.2.1. Năng lực là gì
Nguyễn Văn Cường (2014), năng lực được định nghĩa “là một thuộc tính tâm lý phước hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm”
Theo john Erpenbeck (1998), năng lực là cơ sở để phát triển tri thức, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi gía trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiên quá qua chủ định. Năng lực là khả năng bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công theo chuẩn xác
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, năng lực được hiểu là điều kiện đủ để làm một
việc gì đó: Năng lực tư duy của con người là khả năng để thực hiện tốt một công
việc: có năng lực chun mơn, năng lực tổ chức.
Tóm lại năng lực là khả năng về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của
cá nhân để thực hiện công việc hiệu quả theo mục tiêu đặt ra. 1.2.2.2. Năng lực nghiên cứu khoa học là gì
Boerma Josefine (2011), cho rằng năng lực là khả năng về nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật nghiên cứu, kết cấu nghiên cứu và khả năng thực hiện nghiên cứu khoa học.
Theo Vũ Cao Đàm và cộng sự (2006), thì “năng lực nghiên cứu khoa học là sự thành thạo về kỹ năng hình thành và chứng minh luận điểm (tư tưởng) khoa học, tạo ra được kết quả thỏa mãn yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu ”
Trần Thanh Ái (2014), tiếp cận theo hướng năng lực nghiên cứu khoa học chung thì năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm 3 thành tố chủ yếu cấu thành: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Trong “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển NLNCKH cho đội ngũ GV dạy nghề trường cao đẳng Cần Thơ”, năng lực nghiên cứu khoa học được cho là khả năng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi cá nhân trong quá trình tìm kiếm, phát hiện bản chất của sự vật, phát hiện nhận thức khoa học; hoặc sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới nhằm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. (Thơ, 2009)
Theo Trần Thanh Ái (2014) năng lực của người nghiên cứu gồm ba yếu tố cấu thành: Kiến thức, kỹ năng và thái độ của người nghiên cứu .
Năng lực nghiên cứu được định nghĩa bởi Emmanuel năm 2015. Emmanuel cho rằng nó chính là khả năng cho phép người nghiên cứu khám phá thông tin mới, là kết quả của cuộc đấu tranh có hệ thống (Emmanuel, 2015).
Từ tìm hiểu khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học của các tác giả trên, quan điểm của tác giả trong luận văn này năng lực nghiên cứu khoa học được hiểu
là khả năng thực hiện có kết quả cơng trình nghiên cứu khoa học, thể hiện qua cách vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn vào tổ chức triển khai và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào nâng cao thực xã hội.
1.2.3. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học
Donald McIntyre và Anne McIntyre cho rằng năng lực nghiên cứu không phải là bao nhiêu nghiên cứu được hoàn thành mà là bao nhiêu nghiên cứu có thể được hồn thành. Như vậy, rõ ràng năng lực nghiên cứu khoa học không phải đếm trên đầu sản phẩm mà là cách làm và hồn thành nó. (Donald & and Anne, 2015)
Theo Nguyễn Viết sự (2007), năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học gồm các năng lực thể hiện trong kiến thức, kỹ năng và thái độ trong việc thực hiện các đề tài tại trường hoặc đơn vị liên kết. (Sự, 2007)
Trong đề tài này năng lực nghiên cứu khoa học được định nghĩa cụ thể như sau “ Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học là khả năng thực hiện có kết quả một cơng trình nghiên cứu khoa học, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để nghiên cứu đạt kết quả cao.”