Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 37 - 40)

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DHTC VÀ PPDHTC

1.1.2. Tại Việt Nam

Bác Hồ cũng đã nói về phƣơng châm học tập một cách hết sức tóm tắt là “Cách học tập: Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Nhƣ vậy theo cách nói của Bác, phƣơng châm học tập là ngồi việc lấy tự học làm chính thì việc học cịn phải qua thảo luận nhóm và có sự hƣớng dẫn của thầy. [19, tr. 27]

Năm 1993, Hội nghị lần thứ IV của ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII có Nghị quyết về: Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo (14-1-1993). Nghị quyết khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học ... áp dụng những PPDH hiện đại để bồi dưỡng cho HS

năng lực tư duy sáng tạo, năng lực GQVĐ”. Nghị quyết của Hội Trung ƣơng IV đã

đánh dấu một mốc mới trong việc đổi mới PPDH [24, tr. 26].

Trong quá trình tìm kiếm con đƣờng đổi mới PPDH cho nhà trƣờng Việt Nam, tƣ tƣởng “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” đã đƣợc lựa chọn và thể hiện trong chỉ thị năm học 1994 – 1995 của Bộ Giáo dục – Đà tạo, nó đã đƣợc xem nhƣ là một trong nững tƣ tƣởng quan trọng nhất trong việc đổi mới PPDH. [24, tr.105]

Minh chứng đƣợc xác định rõ trong Luật giáo dục của nƣớc ta đƣợc Quốc hội thông qua tháng 12/1998 ở mục 2 trong điều 4 yêu cầu về nội dung và đã khẳng định lại trong Luật Giáo dục (2005) tại khoản 2 điều 5, nêu rõ: “phương pháp giáo dục

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên” [4], do đó PPDH trở

nên có vai trị đặc biệt quan trọng.

Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Tiếp tục đổi

mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy TTC, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học …” [1].

Chỉ thị số: 3398/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011/2012 là: “Tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy – học và cơng tác quản lý giáo dục”. Chính vì xác định đƣợc tầm quan trọng đó nên Nhà nƣớc ta

đƣợc tiếp xúc với môn THĐC để làm quen dần lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo [3].

Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT) trong bài: “Cách mạng về

phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho GD ở thời đại mới” đăng

trên tạp chí nghiên cứu GD số 1/1995 viết: “Muốn đào tạo được con người khi bước

vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp GD cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo. Người học tích cực học bằng hành động của mình. Người học tự tìm hiểu, phân tích, xử lý tình huống và GQVĐ, khám phá ra cái chưa biết. Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho HS thật nhiều tình huống chứ không phải là nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc HS” [21].

Quan điểm “lấy người học làm trung tâm” không chỉ đƣợc xác định trong các Luật, nghị quyết Trung ƣơng mà còn của các nhà khoa học của Việt Nam:

Nguyễn Ngọc Bảo với cuốn sách: “Phát triển TTC, tính tự lực của HS trong

QTDH” tác giả đã đƣa ra quan niệm học là hoạt động tích cực, tự lực và là trung tâm

của QTDH và đã nêu lên các phƣơng pháp nhằm tích cực hố hoạt động của HS [7]. Cơng trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc Hội đồng khoa học nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Nhƣ vậy, bằng quá trình tổ chức DH theo quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm, đã đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng thực nghiệm.

Đặng Vũ Hoạt (1998) viết “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của

thầy và trò. QTDH được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học” [16].

Trần Bá Hoành với các bài: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, đăng trên tạp chí NCGD số 1/1994, bài: “Phương pháp tích cực” đăng trên tạp chí NCGD số 3/1996, bài: “Phát triển trí sáng tạo của HS và vai trò của GV” đăng trên tạp chí NCGD số 9/1999 nêu rõ: Thế nào là DH lấy HS làm trung tâm, thế nào là phƣơng pháp tích cực, thế nào là phƣơng pháp hợp tác. Tác giả chỉ rõ những đặc trƣng của phƣơng pháp tích cực [13].

Những nổ lực trong nghiên cứu lí luận đổi mới PPDH đã làm xuất hiện nhiều sản phẩm mới. Ngoài những báo cáo tổng kết của các chƣơng trình, các đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp Trƣờng… các bài báo, đã có nhiều cuốn sách ra đời nhƣ:

Nguyễn Kì (1995): “Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung

tâm”. [18]. Vũ Văn Tảo (1996): “Dạy học giải quyết vấn đề”…. [24, tr. 27].

Phần lớn các các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đều hƣớng đến vấn đề nâng cao TTC nhận thức trong giờ lên lớp để giải quyết những vấn đề bức xúc của nhà trƣờng nhƣ:

Luận văn của Đinh Thị Huyền với đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học

nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học môn giáo dục học tại trường đại học thể dục thể thao Tp.HCM”; Luận văn của Bạch Thị Mộng Tuyền với đề tài “Vận dụng một số phương pháp DHTC trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 9 tại trường THCS Linh Đông – Quận Thủ Đức”.

Trong các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã làm nổi bật bản chất của DHTC, tính độc lập nhận thức của HS – SV, gia tăng sự tƣơng tác đa chiều trong hoạt động DH, khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng DHTC ở một số trƣờng học. Tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu về vận dụng DHTC trong môn THĐC tại trƣờng cao đẳng. Chính vì thế ngƣời nghiên cứu cho rằng đây là một đề tài có tính thực tiễn để nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)