CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC TÍCH CỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 47 - 49)

1.3.1. Cơ sở Triết học

Từ quan điểm của duy vật biện chứng: mọi sự vật tồn tại trong thế giới khách quan luôn vận động phát triển không ngừng. Trong QTDH cũng vậy mọi thành tố cấu trúc của QTDH ln vận động, có mối quan hệ, tác động qua lại, biện chứng với nhau, sự đổi mới trong GD nói chung, trong DH mơn tin học nói riêng thƣờng đƣợc bắt đầu và biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực đổi mới cả nội dung DH và PPDH.

Chúng ta biết rằng mọi lý thuyết bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy lí luận về nhận thức coi thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích đồng thời là tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức. Theo quan điểm duy vật biện chứng quá trình nhận thức trải qua ba giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính, giai đoạn tái sinh cái cụ thể và cái trừu tƣợng. Vấn đề này Lênin đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh

động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Quan điểm này

cho rằng trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, tức là trực quan là nguồn cung cấp tri thức.

Bên cạnh đó, cũng theo quan điểm duy vật biện chứng thì mâu thuẫn là tự nó và đƣợc sinh ra từ sự vận động đấu tranh của các mặt đối lập. Nó tồn tại độc lập bên ngoài ý thức, vận động và phát triển theo những quy luật của chính nó. Vì thế, trong QTDH, từ mâu thuẫn khách quan của bài học sẽ đƣợc GV chuyển thành mâu thuẫn chủ quan cho ngƣời học nhằm giúp cho ngƣời học tự GQVĐ mâu thuẫn một cách chủ động, tích cực và hứng thú.

1.3.2. Cơ sở Tâm lý học

DH phát huy TTC học tập của SV dựa trên cơ sở tâm lý học cho rằng nhân cách của con ngƣời đƣợc hình thành thơng qua các hoạt động chủ động và sáng tạo, thơng qua các hoạt động có ý thức [14, tr.9].

để tổ chức quá trình nhận thức đƣợc thuận lợi ngƣời ta sử dụng phổ biến các PPDHTC, nhất là với SV. Với đối tƣợng học tập chính là SV năm đầu, giai đoạn này cần phải đảm bảo cho các bạn nắm vững các tài liệu trực quan, tức là thu nhận đƣợc càng nhiều tƣ liệu cảm tính thì càng tốt. Tƣ liệu cảm tính càng phong phú thì sự trừu tƣợng hoá càng hiệu nghiệm. Việc sử dụng các PPDHTC trong DH nhằm giúp SV quan sát, đáp ứng đƣợc các thắc mắc và giải quyết đƣợc vấn đề từ đó giúp SV thu nhận các thơng tin về những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ – quan hệ của cái cụ thể hiện thực. Nhà giáo dục học Liên Xô Usinxki đã khẳng định rằng: “Trong ý thức HS chỉ để lại dấu ấn sâu sắc nhất khi GV tác động cùng lúc đến

nhiều giác quan HS, có nghĩa vừa giảng giải vừa đưa cho HS xem thậm chí cho HS cảm giác các sự vật cần nghiên cứu”.

1.3.3. Cơ sở Giáo dục học

Dạy – học, phát huy TTC của SV phù hợp với nguyên tắc phát huy TTC và tự giác trong GD, vì nó gợi đƣợc động cơ học tập của chủ thể, phát huy nội lực bên trong, giúp ngƣời học có năng lực phát hiện và GQVĐ, làm cho việc GQVĐ không chỉ nằm trong phạm trù của PPDH mà còn mang sắc thái phạm trù mục tiêu, góp phần phát triển nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.

1.4. DẤU HIỆU ĐẶC TRƢNG CỦA DẠY HỌC TÍCH CỰC

Từ những cơ sở khoa học trên, PPDHTC không chỉ dựa trên nền tảng của Triết học định hƣớng chủ thể, mà còn dựa trên nền tảng của các lý thuyết học tập trong Tâm lý học. Trong đó có ba lý thuyết chính là thuyết hành vi: “học là sự thay đổi hành vi” [9, tr. 25], thuyết nhận thức: học là giải quyết vấn đề” [9, tr. 29] và thuyết kiến tạo: “học là kiến tạo tri thức” [9, tr. 31]. Từ đó, để tìm hiểu tâm lý của SV và cơ sở phƣơng pháp luận dạy học, ngƣời nghiên cứu nhận thấy nếu vận dụng DHTC trong môn THĐC sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lƣợng dạy và học. Xu hƣớng chung trong DH mới hiện nay chủ yếu dựa trên ứng dụng của lý thuyết kiến tạo: “DH lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hoá người học, phát

huy TTC, tự giác, sáng tạo của SV”. Ngƣời học có vai trị tích cực và tự điều khiển.

nhân và tình huống cụ thể khơng nhìn thấy trƣớc. Ngƣời dạy có nhiệm vụ đƣa ra các THCVĐ và chỉ dẫn các công cụ để GQVĐ. GV là ngƣời tƣ vấn và cùng tổ chức quá trình học tập. Việc dạy đƣợc tiến hành với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ và tƣ vấn cho ngƣời học. Tính lặp lại các PPDH đã sử dụng bị hạn chế. Quá trình học là đối tƣợng đánh giá nhiều hơn là kết quả học tập, SV cần đƣợc tham gia vào quá trình đánh giá.

DHTC trong môn THĐC dựa trên lý thuyết hành động nhận thức, lý thuyết hoạt động. Bởi vì trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tƣ duy và hành động, giữa lý thuyết và thực hành, từ đó SV lĩnh hội đƣợc kiến thức bằng các hành động cụ thể. Vì vậy DHTC mà ngƣời nghiên cứu nhận thấy có các đặc trƣng sau:

1.4.1. Chủ thể của hoạt động dạy - học và dạy học thông qua các hoạt động của ngƣời học

Ngƣời học là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hồn tồn theo lệnh của GV. GV đóng vai trò chủ đạo điều khiển, định hƣớng quá trình hoạt động của SV. SV thông qua những hoạt động cụ thể để định hƣớng thành động cơ, kiến tạo tri thức mới cho mình. Chẳng hạn khi dạy một nội dung lý thuyết THĐC, GV cần đƣa ra một hệ thống rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó. Lúc đầu bao giờ cũng nêu ra những câu hỏi rất dễ để lôi cuốn, phát huy TTC hoạt động đến tất cả các đối tƣợng SV mà nhất là những SV yếu kém, GV cần ƣu tiên, khuyến khích các đối tƣợng này. Sau đó đƣa ra các câu hỏi khó dần để tất cả SV tham gia ý kiến và tự hình thành tri thức mới, GV góp ý, nhận xét để SV xác nhận lại kiến thức mới đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học tích cực trong môn tin học đại cương tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ vạn xuân (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)