Máy ly tâm trục đứng tốc độ cao loại ống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô phỏng xác định các thông số ảnh hưởng đến hoạt động của ổ khí tĩnh trong máy ly tâm tốc độ cao (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu của đề tài

1.2 Máy ly tâm trục đứng

1.2.2.2 Máy ly tâm trục đứng tốc độ cao loại ống

Máy ly tâm trục đứng tốc độ cao loại ống dùng để phân riêng huyền phù mịn, huyền phù ướt, nhũ tương,... Máy ly tâm loại ống có bán kính nhỏ, nhưng số vòng quay rất lớn, từ 14000 - 45000 v/p [2].

a) Máy ly tâm cao tốc loại ống; b) Kết cấu đầu trên của ống 1- Ống; 2- Ống dẫn dung dịch; 3- Vỏ máy; 4- Tay hãm; 5- Cửa pha nhẹ;

6- Cửa pha nặng; 7- Trục dẻo; 8- Bánh xe đai; 9- Ổ đỡ; 10- Dây đai

Hình 1.8: Máy ly tâm trục đứng tốc độ cao loại ống [2]

Cấu tạo của máy gồm ống 1 với đường kính 200 mm, chiều dài ống gấp 5 – 7 lần đường kính, đặt trong vỏ hình nón 3. Dung dịch vào máy ở ống dẫn 2. Đầu trên của ống nối với trục 7 có dây đai nối với động cơ. Đầu dưới của ống lắp vào ổ đỡ 9 để ống quay ổn định và tránh rung động. Khi dừng máy dùng tay hãm 4. Bên trong ống có lắp 3 hoặc 4 cánh hướng tâm chạy dọc suốt ống để hướng chất lỏng chuyển động lên phía trên.

Ưu điểm:

- Máy có độ phân riêng rất lớn, lực ly tâm của máy gấp 8 đến 34 lần máy ly tâm thường, làm việc chắc chắn, cấu tạo gọn gàng.

Nhược điểm:

- Máy làm việc gián đoạn, dung tích nhỏ, tháo bã bằng tay;

- Kết cấu của máy chưa có bộ phận giảm rung động: như lị xo, cao su giảm chấn,... Ngồi ra, do sử dụng ổ cơ nên sau một thời gian hoạt động sẽ dẫn tới tình trạng ổ bị rơ, lỏng trong khi việc tháo lắp thay thế và sửa chữa đòi hỏi nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô phỏng xác định các thông số ảnh hưởng đến hoạt động của ổ khí tĩnh trong máy ly tâm tốc độ cao (Trang 38 - 39)