Các đặc điểm khác của đồ thị trong không gian ba chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình phần mềm tính toán matlab (Trang 66)

* Hàm ribbon(x,y) tương tự như plot(x,y) ngoại trừ cột của y được vẽ như là một dải riêng biệt trong không gian ba chiều.

* Hàm clabel tăng thêm độ cao cho đồ thị đường viền, có ba mẫu clabel(cs),

clabel(cs,V)clabel(cs,’manual’). clabel(cs), trong đó cs là cấu trúc đường viền được trả về từ lệnh contour, cs=contuor(z) lấy nhãn tất cả các đồ thị đường viền với độ cao của nó. Vị trí của nhãn được lấy ngẫu nhiên.

clabel(c,’manual’) định vị nhãn đường viền ở vị trí kích chuột tương tự như lệnh ginput đã nói ở trên. Nhấn phím return kết thúc việc tạo nhãn này.

* Hàm contourf sẽ vẽ một đồ thị đường viền kín, không gian giữa đường viền được lấp đầy bằng màu.

* Hai mẫu trạng thái của lệnh mesh dùng với đồ thị lưới là: meshc vẽ đồ thị lưới và thêm đường viền bên dưới, meshz vẽ đồ thị lưới và đồ thị có dạng như màn che.

* Hàm waterfall được xem như mesh ngoại trừ một điều là hàm mesh chỉ xuất hiện ở hướng x.

* fill3 phiên bản ba chiều của fill, vẽ một đa giác đều trong không gian ba chiều. Khuôn dạng tổng quát của nó là fill3(x,y,z,c), trong đó chiều đứng của đa giác được chỉ bởi ba thành phần x,y,z. Nếu c là một ký tự, đa giác sẽ được lấp đầy màu như ở bảng màu. c cũng có thể là một vector hàng có ba thành phần ([r g b]) trong đó r, g, b là các giá trị giữa 0 và 1 thay cho các màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Nếu c là một vector hoặc ma trận, nó được sử dụng như một chỉ số chỉ ra sơ đồ màu. Nhiều đa giác có thể được tạo ra bằng cách cho thêm nhiều đối số như fill3(x1,y1,z1,c1,x2,y2,z2,c2,…).

Ví dụ:

Lệnh rand(m,n) tạo một ma trận ngẫu nhiên m hàng n cột bao gồm các phần tử ngẫu nhiên thuộc đoạn [0,1]

Một phần của tài liệu Giáo trình phần mềm tính toán matlab (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w