Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

9. Cấu trúc đề tài

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm về giáo dục

Giáo dục trong tiếng Anh là Education có nghĩa là làm bộc lộ ra. Chúng ta cũng có thể hiểu giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục.

Giáo dục là quá trình khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực, nhằm hoàn thiện nhân cách người học đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.

Theo nghĩa chung nhất, giáo dục là hoạt động chun mơn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo những yêu càu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

- Theo nghĩa rộng: giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong gia đình và ngồi xã hội. Đó chính là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách có mục đích và có kế hoạch thơng qua hoạt động và các quan hệ giữa người được giáo dục và người giáo dục, nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm của xã hội loài người.

- Theo nghĩa hẹp: giáo dục được hiểu như là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi,...nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ và những hành vi thói quen ứng xử đúng đắn, phù hợp chuẩn mực xã hội. Theo tác giả Phan Thanh Long, Giáo dục là một hiện tượng xã hội vì nó nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, Giáo dục là hành vi mà thế hệ trưởng thành thực hiện đối với những thế hệ trẻ nhằm giúp họ sẵn sàng tham gia vào xã hội, khơi dậy và thúc đẩy trong đứa trẻ những trạng thái về thể chất, tinh thần và đạo đức, mà xã hội nói chung và mơi trường sống của đứa trẻ nói riêng, địi hỏi đứa trẻ phải có. Giáo dục cịn là sự kế thừa về mặt xã hội của thế hệ sau đối với các thế hệ trước [10].

Như vậy, giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến các nhân cách khác, là tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục, cũng như những người được giáo dục với nhau. Chính thơng qua những loại hình hoạt động của người học, được thực hiện trong mối quan hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học đuợc hình thành và phát triển.

1.2.2 Khái niệm học sinh cá biệt

Học sinh cá biệt là thuật ngữ thường dùng để chỉ những học sinh có những lời nói, hành vi khác thường vi phạm những chuẩn mực đạo đức, thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường như hay gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, lôi kéo bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân. Ngồi ra, HSCB cịn là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi

thanh thiếu niên, nó dễ bị lơi cuốn làm cho HS bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội [6].

Theo nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, cho rằng HSCB là học sinh khó giáo dục, yếu kém đạo đức [9].

Như vậy theo cách hiểu này thì HSCB được hiểu là học sinh lệch chuẩn về sự phát triển nhân cách, về hành vi thái độ, về nhận thức hiện thực, về phát triển tâm sinh lý so với lứa tuổi của các em. Cụm từ học sinh cá biệt đang được sử dụng trong nhà trường hiện này để chỉ những học sinh lệch chuẩn theo nghĩa tiêu cực, có nghĩa là đạt yêu cầu quá thấp so với mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi gọi HSCB là những học sinh chậm phát triển, chưa ngoan, có sự trục trặc trong sự phát triển nhân cách. Nhiều nhà sư phạm gọi đối tượng này là trẻ hư, chậm tiến hoặc khó giáo dục. Những học sinh cá biệt biểu hiện ở các dạng cụ thể như:

 Học sinh có những hành vi chống đối vơ lối với giáo viên.

 Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.

 Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn.

 Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, thầy cơ...

 Học sinh thường xuyên ăn nói thơ tục, hay la hét ...

 Học sinh thường xuyên không tham gia các hoạt động học tập của lớp.

 Học sinh lười biếng học tập, không chuyên cần, nghỉ học tùy tiện.

1.2.3 Khái niệm về giáo dục học sinh cá biệt

Giáo dục HSCB là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi thầy cô giáo. Theo tác giả Lê Văn Dũng, giáo dục HSCB là giúp HS thấy được hậu quả từ những việc làm sai trái để các em định hướng và hồn thiện nhân cách, trở thành người hữu ích cho gia đình, cho xã hội bằng sự vận dụng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HSCB [6].

Theo Đặng Vũ Hoạt, giáo dục lại học sinh hư, học sinh phạm pháp về bản chất là một q trình. Trong đó, dưới tác động chủ đạo của các lực lượng giáo dục,

tiêu biểu là giáo viên chủ nhiệm, học sinh tự giác xây dựng lại nhân cách nói chung, những hành vi nói riêng phù hợp với những chuẩn mực đạo đức pháp luật, góp phần thực hiện mục đích giáo dục [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)