Các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 40)

9. Cấu trúc đề tài

1.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt

Theo tác giả Lê Văn Dũng, trong các nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến HSCB phần lớn là do ảnh hưởng từ phía nhà trường [6], cụ thể:

Nhà trường: Ở trường các em được tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi dưới sự quản lý của thầy cô, bạn bè, nhưng thời gian ở trường của các em lại quá ít, nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến những HS có hồn cảnh đặc biệt và chưa có đủ biện pháp trong việc quản lý giáo dục học sinh; Chưa tạo ra môi

trường thân thiện thực sự khi các em đến trường và thiếu công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thì học sinh sẽ khơng có những hiểu biết cơ bản về pháp luật, khơng có những kỹ năng sống cần thiết trong quá trình giao tiếp với bạn bè, thầy cô; Giáo viên chưa hiểu được hoàn cảnh tâm lý học sinh, thiếu tâm huyết với nghề và ngại tiếp xúc với HS hư. Từ đó các em thiếu chỗ dựa về tinh thân và dễ dàng vi phạm những chuẩn mực đạo đức, những quy định của nhà trường và xã hội. Nếu khơng đa dạng hóa các hình thức giáo dục của nhà trường, các em học sinh sẽ bị các tệ nạn xã hội lôi kéo để rồi từ từ đi đến phạm pháp và trở thành HSCB.

Gia đình: Từ chỗ mỗi gia đình hiện nay rất ít con, chỉ có một hoặc hai con nên các bậc làm cha mẹ thường rất thương con theo kiểu nuông chiều con cái bằng những việc làm như lúc nào cũng nghe lời con, không biết đúng sai, thường cho con nhiều tiền để tiêu xài mà không giám sát con tiêu tiền vào mục đích gì, dần dần các em quen cách sống hưởng thụ, đua địi, bắt chước thói ăn chơi. Mặt khác, cũng có nhiều gia đình quá khó khăn, khơng có điều kiện kinh doanh phải đi làm thuê, không quan tâm đến q trình học tập của con em, phó mặc cho nhà trường. Có gia đình buộc cho con phải lao động phụ gia đình, làm cho các em khơng có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ...không làm được bài kiểm tra, việc học thua sút bạn bè và phát sinh tâm lý chán nản, buồn bực hay sinh sự với bạn bè thầy cô.

Xã hội: Từ sự phát triển của xã hội, những mặt trái của cơ chế thị trường đã

kéo theo những biểu hiện không lành mạnh khác như các dịch vụ giải trí, phim ảnh bạo lực... làm cho các em dễ dàng bắt chước, tham gia khơng có ý thức, dần dần tiêm nhiễm và trở thành HS hư. Mặt khác, ở các thành phố lớn hiện nay rất đông người nhập cư từ những vùng sâu vùng xa, những thanh thiếu niên này thường thiếu hiểu biết và có những hành vi sai trái. Từ chỗ không nhận thức được hành vi đúng sai, nhiều học sinh đã bắt chước hoặc bị lôi kéo và trở thành HS hư hỏng.

Học sinh: Do sự phát triển tâm sinh lý, đây là giai đoạn tâm sinh lý có nhiều

biến đổi, học sinh luôn muốn khẳng định mình trong khi sự nhận biết về thế giới xung quanh chưa hồn thiện. Học sinh trung học phổ thơng là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản của nhân cách đã được định hình. Điều này thể hiện trước hết ở sự phát triển tính độc lập và lịng khao khát tự khẳng định mình, tự

chịu trách nhiệm về cái tơi của mình bằng khả năng quan sát, phân tích, so sánh, tự đánh giá với hoạt động của bạn bè và người lớn. Tuy nhiên, đây cũng là bước đầu của tuổi trưởng thành, các yếu tố của nhân cách định hình chưa thật vững bền, chưa được trải nghiệm nhiều nhưng luôn muốn thể hiện tính cách đã lớn. Do đó ở một số em có hiện tượng manh động, bộc phát, hiếu thắng, chủ quan,…dễ dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hành vi văn hóa, đạo đức nguyên nhân của những hiện tượng HS chưa ngoan, quậy phá, cá biệt vô ý thức.

Ngồi ra, có một bộ phận trẻ bị rối nhiều về tâm lý hoặc hệ thần kinh khơng bình thường. Một số trẻ em bị chấn thương về tình cảm như sớm phải chứng kiến những cảnh thương tâm của người ruột thịt như tai nạn, chết chóc, chia lìa hoặc mồ cơi, tuổi thơ lang thang thiếu tình thương u, …khiến các em có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức như vô lễ, lập dị trong sinh hoạt, xa lánh mọi người và lệch chuẩn cả về luật pháp…

1.5 Các tiêu chí để chẩn đốn học sinh cá biệt

Theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành một số tiêu chí để phân loại học sinh yếu kém về kiến thức, năng lực và hành vi [18] thể như sau:

- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội;

- Vi phạm an tồn giao thơng; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác;

- Điểm trung bình các mơn học từ 3.5 trở lên, khơng có mơn nào điểm trung bình dưới 2.0 đối với loại yếu, và dưới 2.0 là loại kém.

1.6 Cấu trúc quá trình giáo dục học sinh cá biệt về năng lực và phẩm chất

Theo Đặng Vũ Hoạt, trong quá trình giáo dục, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội, tiến hành những biện pháp cần thiết với nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức giáo dục đặc thù nhằm tác động đến học sinh hư. Các em khắc phục dần dần những hành vi sai trái, phục hồi hành vi đúng đắn; nghĩa là phục hồi nhân cách phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật, góp phần thực hiện mục đích giáo dục [8] cụ thể:

1.6.1 Mục đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh cá biệt

Nhằm phục hồi được nhân cách ở HS hư, HS phạm pháp phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực đạo đức và pháp luật nói riêng; nhân cách được tiếp tục phát triển đúng hướng, ổn định, bình thường; trên cơ sở đó ngăn chặn tình trạng tái hư, tái phạm pháp. Theo Điều 27 - Luật Giáo dục, mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người [17]. Bên cạnh đó, phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục như: (1) Giúp HS phục hồi và phát triển được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật; (2) Dần dần phục hồi và phát triển được tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật; (3) Phục hồi và phát triển những hành vi tích cực.

1.6.2 Nội dung giáo dục học sinh cá biệt

Theo Điều 28 - Luật Giáo dục ghi rõ phải đảm bảo tính phổ thơng, cơ bản, tồn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học [17].

Ngoài ra, theo Đặng Vũ Hoạt [8] xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ giáo dục lại, đặc điểm HS hư, HS phạp pháp, nội dung giáo dục bao gồm:

- Những chuẩn mực xã hội nói chung, chuẩn mực đạo đức, pháp luật nói riêng; - Những hành vi lệch chuẩn và tác hại của chúng đối với cá nhân gia đình và xã hội;

- Những con đường tự giáo dục.

Cũng theo nhận định của tác giả thì tùy theo từng đối tượng giáo dục cụ thể, nhà giáo dục sẽ vận dụng giáo dục một cách thích hợp.

1.6.3 Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt

Theo Điều 29 - Luật Giáo dục 2010, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và sự hứng thú cho học sinh [17].

Tác giả Đặng Vũ Hoạt [8], xây dựng được 3 biện pháp để giáo dục học sinh hư, cụ thể:

1.6.3.1 Xây dựng lại niềm tin cho học sinh

- Tổ chức cho các em nhận thức lại chân giá trị của các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, đồng thời thấy rõ những sai lệch trong hành vi của mình và tác hại do sai lệch trong hành vi của mình và tác hại do sai lệch đó đem lại cho cá nhân, gia đình, xã hội; Tổ chức kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp…về các chuẩn mực;

- Tổ chức thảo luận, tranh luận, … để các em tự rút ra kết luận về cái nên làm, cái được và cái không nên làm, cái không được làm; Tổ chức tọa đàm, qua đó thuyết phục các em và giúp đỡ các em và giúp các em thấy được thiếu sót của mình và tác hại của nó; Tổ chức gặp gỡ trị chuyện với những em đã từng hư, phạm pháp; dự các phiên tòa xét xử; gặp gỡ, trò chuyện với nhân viên tịa án,…

- Tuyệt đối khơng chế nhạo những quan điểm sai lầm của các em mà cần đối xử khéo léo, tế nhị.

1.6.3.2 Bùng nổ do A.Y.Makarenko sáng tạo

- Chuẩn bị một tình thế bất ngờ nhưng thích hợp với HSCB;

- Bất ngờ đưa trẻ vào tình thế này, tạo cho nó một cú sốc tâm lý, từ đó có đột biến trong nhận thức và thái độ theo hướng tích cực;

- Tiếp tục củng cố và phát triển niềm tin đã được phục hồi;

- Đưa đứa trẻ vào hoạt động để tự rèn luyện hành vi và thói quen hành vi tích cực.

Có hai phương pháp bùng nổ đó là bùng nổ cảm xúc tích cực và bùng nổ cảm xúc tiêu cực.

1.6.3.3 Khuyến khích và trách phạt

Phương pháp khuyến khích có ý nghĩa quan trọng nó giúp HS hư dần dần hết mặc cảm với những người chung quanh và tự tin vào sự vươn lên chính mình; có cơ sở thực tiễn để định hướng cho những hành vi đúng đắn

Phương pháp trách phạt giúp HS hư thấy được khuyết điểm của mình và có nhu cầu điều chỉnh hành vi, phục hồi hành vi tốt phù hợp chuẩn mực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục học sinh cá biệt, người nghiên cứu đã tổng quan được vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tại trong và ngồi nước. Nhìn chung, giáo dục học sinh cá biệt có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và đề xuất nhiều biện pháp hiệu quả, nhưng học sinh cá biệt rất đa dạng, sự cá biệt của học sinh được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho biện pháp trở nên phức tạp hơn.

Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thay đổi những hành vi, nhận thức và phẩm chất của học sinh trong nhà trường. Điều đó phải được xác định rõ là một quá trình bền bỉ, lâu dài và phức tạp địi hỏi nhà giáo dục phải kiên trì và tận tâm. Bên cạnh đó, cần sự chung tay phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng như PHHS và các đồn thể xã hội có trách nhiệm liên đới, trong đó vai trị của nhà trường là chủ đạo. Để công tác giáo dục học sinh cá biệt đạt được hiệu quả, nhà giáo dục phải nhận thức được rằng trong các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức cho học sinh giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Từ đó, nhà giáo dục phải biết vận dụng khéo léo các mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục học sinh cá biệt. Để thực hiện được các nội dung đó, nhà giáo dục phải nắm được các yếu tố tác động đến công tác giáo dục học sinh cá biệt như: pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục của bản thân học sinh, chất lượng đội ngũ nhà giáo, hoạt động của Đoàn thanh niên. Đồng thời, việc giáo dục học sinh cá biệt phải được nhà giáo dục kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế của địa phương và của nhà trường. Tuy số lượng học sinh cá biệt trong nhà trường không phải là số lượng lớn, nhưng đối tượng học sinh này lại làm tốn thời gian, mất cơng sức các nhà giáo dục. Vì thế, muốn xây dựng được các giải pháp khả thi trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, không chỉ dựa vào hiểu biết về cơ sở lý luận về giáo dục học sinh cá biệt như đã trình bày ở trên, mà còn phải xuất phát từ thực tiễn.

… Nhìn chung, chúng tơi đã làm sáng tỏ về khái niệm học sinh cá biệt, những biểu hiện của học sinh cá biệt. Hơn thế nữa, chúng tôi đã phân loại được học sinh cá biệt

và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt. Từ đó, làm cơ sở để khảo sát thực trạng giáo dục học sinh cá biệt tại các trường THPT ngồi cơng lập quận 9, TP.HCM, phân tích làm rõ nguyên nhân thực trạng giáo dục học sinh cá biệt ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG THPT NGỒI CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội quận 9, thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận 9 là một quận vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 1997, có diện tích tự nhiên 11.362 ha với 126.220 nhân khẩu khi mới thành lập. Quận 9 nằm về phía đơng bắc TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo đường xa lộ Hà Nội, phía đơng giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp quận Thủ Đức, phía Nam giáp quận 2 và sơng Đồng Nai, phía bắc giáp Thành phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai.

Địa bàn quận 9 vốn là vùng sâu vùng xa nông thôn của huyện Thủ Đức cũ, là vùng oanh kích tự do của quân đội Mỹ và Sài Gòn trước kia, nên còn yếu kém nhiều về mọi mặt so với các quận huyện khác của Thành phố. Tuy nhiên quận 9 có ưu thế về mặt tự nhiên, nằm 2 phía giáp sơng Đồng Nai, có đường giao thông chạy suốt chiều dài quận để nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hịa, là Xa lộ Hà Nội và hương lộ 33 lại có khu giải trí Suối Tiên, Lâm viên Thủ Đức và nay mai cịn có trung tâm văn hóa của thành phố, có Dự án Metro (tàu điện) tuyến số 1, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Long Thành Dầu Giây rất thuận lợi cho việc đi lại giữa thành phố HCM và Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, quận 9 có triển vọng sẽ phát triển mạnh về du lịch sinh thái trong tương lai [35].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nằm ở vị trí cửa ngõ Đơng Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền địa bàn kinh tế trọng điểm của khu vực có diện tích 113,896.200 km2, có 13 phường với dân số 235.268 nhân khẩu (Số liệu thống kê năm 2016) [35].

Với điểm xuất phát, kinh tế phát triển không đồng đều, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, đời sống về vật chất, tinh thần của nhân dân cịn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở hạ tầng cịn nhiều hạn chế. Qua 13 năm hình thành và phát triển,

phát huy thế mạnh về đất đai, cảnh quan thiên nhiên và được sự quan tâm của Thành phố, hàng năm hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)