CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát, nạo vét luồng hàng hải
3.1.2. Một số vấn đề tồn tại liên quan đến hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng
hải ở vùng bờ biển Hải Phòng
3.1.2.1. Hoạt động khai thác cát ở vùng bờ biển Hải Phòng Đã được cấp phép khai thác song chậm đưa vào hoạt động
Theo Luật Khoáng sản, nếu sau 12 tháng kể từ ngày giấy phép được cấp có hiệu lực, doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa xây dựng cơ bản mỏ, giấy phép khai thác khoáng sản sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở TNMT Hải Phịng, hiện tại tình trạng nhiều doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản từ 4 - 5 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động vẫn cịn tồn tại khơng ít trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép vẫn chưa đăng ký ngày khai thác, các doanh nghiệp nhận mỏ, giữ phần, nhưng khơng thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Trong khi theo quy định sau khi được cấp phép, doanh nghiệp phải thực hiện ngay các nghĩa vụ tài chính có liên quan, trước hết là nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Chuyển nhượng quyền khai thác
Theo quy định, các công ty được cấp giấy phép khai thác cát có thể được phép chuyển nhượng quyền khái thác cát cho các công ty khác. Tuy nhiên, sau khi được chuyển nhượng đơn vị khai thác cát không thực hiện đúng cam kết như hồ sơ dự án: khai thác quá mức hoặc khai thác ngoài phạm vi dự án dẫn đến xảy ra xung đột với các đơn vị khác hoặc với người dân địa phương. Điển hình là xung đột ở khu vực bãi bồi Tràng Cát giữa công ty khai thác cát và các hộ nuôi ngao khi công ty khai thác cát đến hút cát tại khu vực nuôi ngao gây thiệt hại cho người dân hàng chục tỷ đồng. Công ty được cấp phép khai thác cát là CTCP Thương mại – Xây dựng Tân Vũ Hải Phịng (Cơng ty Tân Vũ). Tuy nhiên, Công ty Tân Vũ chưa huy động được các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện trang thiết bị kỹ thuật
khai thác để có đủ năng lực khai thác, thiếu năng lực cạnh tranh để có hợp đồng san lấp, sản lượng khai thác hàng năm cịn rất thấp, sản lượng khai thác khơng đúng giấy phép, do đó giá thành khai thác cao, chưa phát huy được hiệu quả nên đã bán quyền khai thác cho Cơng ty TNHH Hồng Nam 36 ở Hải Dương. Trong quá trình khai thác, tại điểm khai thác hệ thống phao tiêu, biển báo ranh giới khu vực khai thác khơng duy trì thường xun theo quy định. Chính vì vậy, người ni ngao khơng xác định được đâu là khu vực khai thác để tránh đầu tư nuôi ngao.
Khai thác vượt mức cho phép, không thực hiện cam kết mơi trường
Theo Luật Khống sản, sau khi được cấp phép khai thác, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường, giao nộp thiết kế mỏ; đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu hoạt động khai thác khống sản. Song cịn nhiều quy định khai thác mỏ đang bị doanh nghiệp bỏ qua. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết điểm mỏ được cấp phép. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp không thông báo khai thác, vận chuyển tiêu thụ trên địa bàn thành phố. Như vậy, các tàu khai thác, vận chuyển cát vào khu vực nội thành, phần lớn hoạt động khơng có giấy phép.
Ngồi ra, việc khơng thực hiện quan trắc môi trường vào báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại các khu khai thác cát cũng được phát hiện tại nhiều vị trí khai thác cát. Điều này một phần là do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ cũng như thiếu nhân lực trong việc kiểm tra và giám sát. Hiện nay, thành phố Hải Phịng đã có những hành động thiết thực nhằm siết chặt hoạt động khai thác cát trên cửa sông và ven bờ biển như phạt hành chính các doanh nghiệp vi phạm, thậm chí rút giấy phép hoạt động của doanh nghiệp. Sở TNMT Hải Phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các quận, huyện nơi có khống sản cát kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Qua đó, giám sát về cơng tác quản lý đối với 18 địa phương, đơn vị và doanh nghiệp được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đá, cát.
Năm 2016, Hải Phòng đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khống sản đối với 9 doanh nghiệp, đề xuất thu hồi 5 Giấy phép khai thác khoáng sản cát; lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp; tước giấy phép có thời hạn đối với 2 doanh nghiệp; lập hồ sơ xử phạt 5 doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản cát.
Năm 2017, UBND quận Đồ Sơn kiểm tra 2 doanh nghiệp, yêu cầu thực hiện nghiêm quy định của Luật Khoáng sản và Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp. Còn tại huyện Cát Hải, Đồn Biên Phòng kiểm tra, lập hồ sơ xử lý 10 vụ/35 phương tiện/54 trường hợp và 1 tổ chức, báo cáo UBND huyện Cát Hải xử phạt trên 75 triệu đồng. Cùng trong năm, Cơng an thành phố Hải Phịng phối hợp các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ hơn 10 phương tiện khai thác cát trái phép, xử phạt hàng trăm triệu đồng.
Khai thác cát trái phép
Khai thác cát lịng sơng, ven bờ biển trái phép đã và đang trở thành vấn nạn môi trường của nhiều địa phương. Tại Hải Phòng, khai thác cát trái phép càng là vấn đề nổi bật do nguồn nguyên liệu cát dồi dào cùng với nhu cầu cát san lấp của thành phố cho phát triển KTXH trong những năm gần đây rất cao.
Khai thác cát trái phép diễn ra ở hầu hết các khu vực cửa sông ven biển của Hải Phịng với quy mơ và phạm vi hoạt động ngày càng lớn. Gần đây, ở khu vực cửa sơng Văn Úc thường diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép. Hậu quả là khu vực rừng chắn sóng ở cửa sơng và nhiều đoạn đê bao đã bị sạt lở, gây thiệt hại đến tài sản của người dân nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng lớn đến môi trường - sinh thái. Ngay trong đầu năm 2018, lực lượng chức năng Hải Phòng đã phát hiện và bắt giữ 7 tàu đang khai thác trái phép tại cửa sông Văn Úc. Tại thời điểm bị phát hiện, trên 7 tàu này đang có khoảng 1.400 tấn cát. Vào rạng sáng 20/10/2021, các lực lượng chức năng của Bộ Công an đã phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ Cơng an TP Hải Phịng mật phục, vây bắt 24 tàu đang khai thác cát trái phép trên sông Văn Úc, đoạn chảy qua địa phận các huyện Tiên Lãng, An Lão và Kiến Thụy.
Theo Sở TNMT Hải Phịng, ngun nhân khiến tình trạng khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp là do vùng mặt nước khai thác tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính, địa phương, trong khi đó sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, thiếu phương tiện nên việc kiểm tra, xử lý chưa kịp thời. Trên thực tế, nhu cầu khối lượng khoáng sản cát cao hơn khối lượng khoáng sản cát đã cấp phép khai thác, đây là nguyên nhân của việc khai thác trái phép diễn ra tại một số nơi như: Khu vực cửa Lạch Huyện, cửa sông Văn Úc, khu vực Nam Đình Vũ. Sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương chưa thực sự đồng bộ, kịp thời. UBND cấp huyện, xã nơi có khống sản chưa thực hiện đủ
trách nhiệm quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010, Nghị định số 158/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 của Chính phủ việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản cát trái phép, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Có khu vực, doanh nghiệp khai thác ngồi ranh giới, vượt cơng suất, trữ lượng được phép khai thác. Trước thực trạng này, thành phố cũng đã ban hành một loạt các quyết định, kế hoạch về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác khống sản trong đó có hoạt động khai thác cát trên địa bàn thành phố: Kế hoạch số 3992/KH-UBND ngày 30/09/2015; số 2939/QĐ- UBND ngày 30/12/2015; số 553/QĐ-UBND ngày 15/3/2018, số 14/CT-UBND ngày 08/7/2019.
3.1.2.2. Hoạt động nạo vét luồng hàng hải Hải Phòng
Mặc dù là diễn ra thường niên nhưng hoạt động nạo vét luồng hàng hải ở khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng cũng còn tồn tại nhiều vấn đề như sau:
Các thủ tục lập và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường liên quan đến hoạt động nạo vét luồng hàng hải còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp, vị trí và phương án nạo vét lặp lại nhưng vẫn phải lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường lại từ đầu và theo từng năm.
Cơ chế tài chính chưa rõ ràng: một số doanh nghiệp có thể đầu tư, tham gia góp vốn thực hiện nạo vét nhưng chưa rõ kinh phí này có thể được đưa vào chi phí sản suất kinh doanh hay khơng. Việc xác định đoạn tuyến luồng nào doanh nghiệp có thể tiến hành nạo vét, đoạn tuyến luồng nào trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước cũng chưa rõ.
Hoạt động nạo vét luồng hàng hải cần được coi là hoạt động mang tính đặc thù. Việc nạo vét duy tu luồng tàu biển được thực hiện tại khu vực cửa sông, ven biển, chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết khắc nghiệt (sóng, gió, dịng chảy, bão...) và chỉ thực hiện khẩn trương trong khoảng thời gian nhất định trong năm nên địi hỏi q trình triển khai thủ tục để tiến hành công tác nạo vét duy tu tuyến luồng tàu biển phải nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải nói chung và luồng hàng hải Hải Phịng nói riêng hiện nay áp dụng theo trình tự xây dựng cơ bản (lập dự án, đấu thầu, đánh giá tác động môi trường, xác định vị trí đổ đất…) nên mất nhiều thời gian, phát sinh rất nhiều khó khăn, làm
chậm tiến độ, không tranh thủ được điều kiện thời tiết thuận lợi. Ví dụ, nếu phải theo có chế đấu thầu, mặc dù nguồn vốn đầu tư có sẵn, nhưng việc tiến hành nạo vét vẫn gặp khó khăn do phải thực hiện đúng các trình tự thủ tục theo quy định thơng thường. Theo Luật Đấu thầu, để có thể hồn thiện đầy đủ trình tự hồ sơ đấu thầu thường phải mất thời gian lên đến 105 ngày.