Tổng quan về hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường của các hoạt động khai thác cát

1.2.1. Tổng quan về hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng trên thế giới

1.2.1.1. Hoạt động khai thác cát trên thế giới

Khai thác cát là hoạt động đã và đang diễn ra phổ biến trên thế giới, cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển [21]. Các sản phẩm của hoạt động khai thác cát tạo ra nguồn vật liệu rẻ phục vụ cho các nhu cầu phát triển KTXH, đặc biệt là cho san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng và các ngành dân dụng khác. Vì vậy, cùng với sự phát triển của các quốc gia, hoạt động này cũng phát triển không ngừng và nguồn cát khai thác cũng trở thành một dạng tài nguyên quan trọng [22]. Theo đánh giá của UNEP [23], lượng cát khai thác đưa ra trên tồn cầu được cơng bố chính thức hằng năm vào khoảng 32-50 tỷ tấn. Tuy nhiên, trong thực tế, lượng cát khai thác trên thế giới có thể lớn hơn rất nhiều các con số được công bố. Những quốc gia đang dẫn đầu về khai thác, sử dụng và xuất khẩu cát trên thế giới hiện nay là Mỹ, Úc, Áo, Bỉ, Braxin, Ấn Độ. Công bố của Viện Công nghệ Massachusetts [24] vào năm 2018 cho thấy Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cát đứng thứ 8 trên thế giới với sản lượng chiếm khoảng 3,2% tổng lượng cát xuất khẩu toàn cầu. Trong thời gian tới, khi nhu cầu về các nguồn vật liệu cho phát triển tiếp tục tăng lên, chắc chắn sẽ thúc đẩy việc sử dụng cũng như sự tăng cường các hoạt động khai thác cát cả ở Việt Nam và trên thế giới.

1.2.1.2. Hoạt động nạo vét luồng hàng hải trên thế giới

Với trên 95% tổng sản phầm hàng hóa tồn cầu được vận chuyển qua đường biển thông qua các hệ thống cảng biển ở khắp nơi trên thế giới, việc duy trì độ sâu của các tuyến luồng vào cảng có vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mỗi hệ

thống cảng. Nạo vét là hoạt động thường xuyên ở khu vực các cảng biển nhằm duy trì độ sâu cần thiết cho các tuyến luồng hàng hải và cảng [25]. Hoạt động này luôn gắn liền với sự hoạt động của cảng biển và đã được nhắc tới trong quá trình xây dựng các kim tự tháp cổ của Ai Cập (4000 năm trước công nguyên). Nạo vét luồng hàng hải là hoạt động diễn ra liên tục, có sự lặp lại rất nhiều lần với tần suất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện động lực trầm tích của mỗi khu vực.

Khác với hoạt động khai thác cát, vật liệu thu được từ q trình nạo vét đơi khi chỉ được sử dụng một phần hoặc không được sử dụng cho việc san lấp, hoặc làm vật liệu xây dựng mà cịn phải nhận chìm ở biển. Mặc dù cho đến nay, khơng có cơng bố chính thức về lượng bùn cát nạo vét trên thế giới nhưng theo hiệp hội các công ty nạo vét quốc tế [27], hằng năm có khoảng 11,7 tỷ đơ la Mỹ giành cho cơng việc liên quan đến hoạt động này. Trong đó, Trung Quốc chiếm tới 29%, Châu Âu (13%), Trung Đông (11%), và Mỹ la tinh (khoảng 10%). Trong thời gian tới, với sự tăng lên của dân số toàn cầu cũng như sự phát triển các dự án cảng hàng hải mới, khối lượng nạo vét trên toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục tăng lên. Ở quy mơ tồn cầu, hoạt động này hàng năm đóng một vai trị quan trọng trong thương mại thế giới [28].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác cát và nạo vét luồng vùng biển ven bờ hải phòng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)