2.2. Cơ sở lý thuyết công nghệ nhiệt luyện
2.2.4.1. Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt Austenit quá nguội (giản đồ T-T-
Giản đồ T – T – T của thép cùng tích: Nhiệt độ (T) - thời gian (T) và chuyển biến (T). Vì biểu đồ có dạng chữ "C" nên cịn gọi là đường cong chữ “C”.
Khi γ bị nguội tức thời dưới 727oC nó chưa chuyển biến ngay được nên gọi là γ q nguội có tính chất khơng ổn định [27].
Giản đồ có 5 vùng:
- Trên 727oC là khu vực tồn tại của γ ổn định. - Bên trái chữ "C" đầu tiên là vùng γ quá nguội.
- Giữa hai chữ "C" là pha γ đang chuyển biến (tồn tại cả ba pha γ, F và Xê)
- Bên phải chữ "C" thứ hai là các sản phẩm phân hóa đẳng nhiệt γ quá nguội là hỗn hợp của F - Xê với mức độ nhỏ mịn khác nhau.
- Dưới đường Mđ (200oC - 240oC), Mactenxit + Austenit dư. - Giữ γ quá nguội ở nhiệt độ sát A1:
+ To khoảng 700oC, ΔTo nhỏ, khoảng 25oC: Peclit (tấm), độ cứng 10 - 15 HRC.
+ To khoảng 650oC, ΔTo khoảng 75oC: Xoocbit tôi, độ cứng 25 - 35 HRC.
+ To thấp hơn nữa, ở đỉnh lồi chữ “C” (500oC ÷ 600oC): Trôxtit, độ cứng 40 HRC.
Cả 3 chuyển biến trên đều là chuyển biến Peclit, còn Xoocbit và Troxtit được coi là các dạng phân tán của Peclit.
Khi giữ Austenit quá nguội ở nhiệt độ khoảng 450oC - 250oC nhận được Bainit, độ cứng 50 – 55 HRC. Đây được coi là chuyển biến trung gian vì F hơi q bão hịa cacbon (0,10%), Xê là Fe2,4÷3C, có một lượng nhỏ γ (dư), trung gian (giữa P và M).
Từ Peclit (tấm), Xoocbit, Trôxtit cho tới Bainit độ quá nguội tăng lên → mầm càng nhiều → tấm càng nhỏ mịn hơn và độ cứng càng cao hơn.
Tóm lại: chuyển biến ở sát A1 được Peclit, ở phần lồi được Trôxtit, ở giữa hai mức Xoocbit, phía dưới đựợc Bainit. Làm nguội đẳng nhiệt nhận được tổ chức đồng nhất trên tiết diện.