Các kỹ thuật chuyển tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu năng mạng vô tuyến nhận thức hỗ trợ thu thập năng lượng (Trang 46 - 47)

Kỹ thuật chuyển tiếp được sử dụng trong mơ hình chuyển tiếp. Tùy thuộc vào chức năng mạng truyền thơng mà chúng ta có được các kỹ thuật chuyển tiếp bao gồm chuyển tiếp một chiều (One Way Relaying) và chuyển tiếp 2 chiều (Two Way Relaying).

2.4.1 Chuyển tiếp một chiều

Kỹ thuật chuyển tiếp một chiều được mơ tả như Hình 2.13, là phương pháp chuyển tiếp giữa một bên truyền tín hiệu và một bên nhận tín hiệu. Ở đây nút chuyển tiếp có chức năng nhận tín hiệu từ nguồn truyền đến, sau đó dùng một trong các giao thức chuyển tiếp để chuyển tín hiệu này đến đích.

R D

S

Hình 2.13: Sơ đồ khối mạng chuyển tiếp một chiều

Mạng chuyển tiếp một chiều chỉ có thể cho tín hiệu truyền theo một hướng được thiết lập sẵn nên thường được ứng dụng trong mạng truyền thông một chiều, các mạng cảm biến, mạng phát thanh, mạng quảng bá… khi mà tín hiệu chỉ được truyền từ nơi phát đến nơi thu mà khơng cần tín hiệu phản hồi.

2.4.2 Chuyển tiếp hai chiều

Kỹ thuật chuyển tiếp 2 chiều được trình bày như trong Hình 2.14, và được phân tích làm rõ trong [16]. Kỹ thuật này được sử dụng khi cả 2 nguồn đều truyền và nhận tín hiệu. Khi đó nút chuyển tiếp nhận tín hiệu từ hai nguồn (S1 vàS2) sau đó chuyển tín hiệu nhận được từ hai nguồn về hai đích.

Mạng chuyển tiếp hai chiều cho phép truyền tín hiệu theo hai chiều, khi mà cả hai nguồn có thể trao đổi thơng tin lẫn nhau. Tùy thuộc vào nút chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật bán song công hay song cơng chúng ta có một số dạng chuyển tiếp hai chiều như chuyển tiếp hai chiều hai pha, ba pha và bốn pha, các kỹ thuật này được tác giả phân tích chi tiết trong [16].

R S2 S1

Hình 2.14: Sơ đồ chuyển tiếp hai chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu năng mạng vô tuyến nhận thức hỗ trợ thu thập năng lượng (Trang 46 - 47)