Các kỹ thuật tại nút chuyển tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu năng mạng vô tuyến nhận thức hỗ trợ thu thập năng lượng (Trang 47 - 49)

Kỹ thuật chuyển tiếp của nút chuyển tiếp là khả năng nhận và truyền tín hiệu đi của nút chuyển tiếp được đề suất và phân tích trong [17]. Các kỹ thuật này gồm chuyển tiếp bán song công (Half Duplex-HD) và chuyển tiếp song công (Full Duplex-FD).

2.5.1 Chuyển tiếp bán song công

Trong kỹ thuật này, tại nút chuyển tiếp sự truyền thông được thực hiện theo từng pha, ví dụ như tại pha thứ nhất nguồn truyền tín hiệu đến nút chuyên tiếp, tại đây tín hiệu được xử lý và tại pha tiếp theo tín hiệu được truyền từ nút chuyển tiếp đến đích. Một điểm quan trọng trong kỹ thuật này là nút chuyển tiếp chỉ được trang bị một anten do đó nó chỉ có thể thực hiện hoặc thu hoặc phát tín hiệu trong một khoảng thời gian.

NGUỒN

NÚT CHUYỂN

TIẾP

ĐÍCH Tín hiệu pha 1 Tín hiệu pha 2

Hình 2.15: Sơ đồ khối mạng chuyển tiếp bán song công một chiều

Chúng ta có thể thấy được tín hiệu chỉ có thể được truyền đi hoặc thu về trong một thời điểm nên sự tối ưu hiệu suất phổ chưa cao, tuy nhiên nó có một ưu điểm đó là sự chuyển tiếp của nút chuyển tiếp không bị ảnh hưởng của sự tự nhiễu, cấu trúc đơn giản và dễ thực hiện. Mơ hình kỹ thuật này được mô tả trong Hình 2.15.

2.5.2 Chuyển tiếp song cơng

Trong kỹ thuật này, tại nút chuyển tiếp sự truyền thông được thực hiện đồng thời nhận và truyền tín hiệu sử dụng các phương pháp đã trình bày ở phần trên. Trong kỹ thuật này, nút chuyển tiếp được trang bị hai anten, có chức năng truyền và nhận tín hiệu trong cùng một thời điểm, trong một dải tần số vì thế mà chúng bị ảnh hưởng của sự tự can nhiễu, để khắc phục vấn đề này nhiều phương pháp đã được đề xuất. Tuy nhiêu can nhiễu vần tồn tại và hạn chế chất lượng hệ thống. Hình 2.16 biểu diễn một hệ thống song công với sự ảnh hưởng của tự can nhiễu tại nút chuyển tiếp.

Tín hiệu Tự can nhiễu (RSI)

NGUỒN

NÚT CHUYỂN

TIẾP

ĐÍCH

Hình 2.16: Sơ đồ khối mạng chuyển tiếp song cơng 1 chiều

Hình 2.17 cho chúng ta thấy một dạng của dạng chuyển tiếp song công 2 chiều. ở đây sự tự nhiễu có cả tại nút chuyển tiếp và cả 2 nguồn phát. Chúng làm giảm đáng kể chất lượng của hệ thống.

Tín hiệu Tự can nhiễu (RSI)

NGUỒN

NÚT CHUYỂN

TIẾP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu năng mạng vô tuyến nhận thức hỗ trợ thu thập năng lượng (Trang 47 - 49)