7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người thực hiện sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa các tài liệu, thơng tin đã được xuất bản trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 bậc tiểu học. Kết quả nghiên cứu tài liệu là cơ sở khoa học để thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu lý luận về tổ chức HĐTN cho học sinh lớp 5 bậc tiểu học.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi nhằm xác định được thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
Bảng hỏi khảo sát thực trạng tổ chức tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho học sinh lớp 5 được thực hiện với đối tượng là cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên của 5 trường tiểu học tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh (Trường tiểu học Đinh Tiên Hồng, Trường tiểu học Lê Văn Việt, Trường tiểu học Hiệp Phú, Trường tiểu học Trương Văn Thành, Trường tiểu học Phạm Văn Chính).
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh lớp 5: qua các cuộc trò chuyện, trao đổi cùng với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để có những thơng tin trực tiếp
về tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm ở các trường tiểu học nhằm làm sáng tỏ những nhận định khách quan của vấn đề nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên như: kế hoạch, giáo án. Sản phẩm hoạt động của học sinh, kết quả hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, bài thu hoạch, việc làm, kỹ năng của học sinh để làm cơ sở xác định thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh”. Người thực hiện tiến hành thực nghiệm sư phạm sau khi các biện pháp đề xuất được đánh giá mang tính khả thi, hiệu quả và lựa chọn một trong những biện pháp đã đề xuất để tiến hành thực nghiệm.
7.2.6. Phương pháp xử lí dữ liệu
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp xử lí dữ liệu để tính tốn các tham số đặc trưng, kết quả khảo sát thực trạng và kiểm tra số liệu so sánh kết quả thực nghiệm sư phạm nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao. Các số liệu được xử lý theo phương pháp xử lý số liệu bằng chương trình SPSS.