8. Cấu trúc luận văn
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về hoạt động trải nghiệm
Tại Việt Nam những nghiên cứu về HĐTN mặc dù đã được vận dụng trong chương trình với các hoạt động được tổ chức tại các trường học, song lí thuyết về hoạt động trải nghiệm vẫn còn rất mới mẻ. Trong chương trình Giáo dục phổ thơng mới 2018 cũng đã đưa HĐTN vào bậc Tiểu học mà bắt đầu thực hiện từ lớp 1 năm học 2019-2021. Theo đó, HĐTN là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc trong nhà trường phổ thơng. Trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thơng 2018) [2].
Những năm gần đây, các nhà giáo dục của Việt Nam cũng đã chú trọng đến HĐTN, có nhiều nghiên cứu ứng dụng về nội dung này ở những cấp học khác nhau trong đó có bậc tiểu học. Một số cơng trình nghiên cứu, các tác giả luận văn, luận án cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu về HĐTN trong thời gian gần đây theo hướng
tổng hợp lí thuyết, vận dụng HĐTN trong dạy học một số môn học ở các trường phổ thơng trong đó có bậc tiểu học. Có thể kể đến các tác giả như sau:
Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức, văn hóa, kỹ thuật, lao động; phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp chặt chẽ với nhau; lý luận phải gắn liền với thực tiễn, lý thuyết phải đi đơi với thực hành và lấy thực hành làm chính. (Chu Thái Thành, 2005) [17].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thành đã phân tích ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo điều kiện giúp học sinh hình thành, phát triển giá trị, kĩ năng sống đáp ứng yêu cầu của hội nhập Quốc tế. Luận án đã đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục cho học sinh như nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục; nâng cao năng lực động tổ chức; phát huy vai trò của chủ thể học sinh; biện pháp thi đua; đầu tư các điều kiện và cơ sở vật chất, xã hội hóa giáo dục; đa dạng hố các loại hình hoạt động và các hình thức tổ chức; biện pháp xây dựng quy trình tổ chức các dạng hoạt động. (Nguyễn Thị Thành, 2005) [18]
Theo Nguyễn Hữu Tuyến, cho rằng với sự đan xen hài hòa các yếu tố cơ bản: đặc điểm tâm lí lứa tuổi, mơi trường trải nghiệm, vai trị của giáo viên, mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng mới ở mơn học cùng với nghiên cứu đặc thù phong cách học của học sinh và các điều kiện khác, việc thiết kế HĐTN sẽ giúp ích trong q trình đổi mới phương pháp dạy học. (Nguyễn Hữu Tuyến, 2018) [16].
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm- kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam" đã kết luận: “Lâu nay chương trình giáo dục phổ thơng Việt Nam đã có hoạt động giáo dục nhưng chưa được ý đúng mức; chưa hiểu được vị trí, vai trị và tính chất của các hoạt động giáo dục. Chưa xây dựng được một chương trình hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú, chi tiết và đầy đủ các thành tổ của một chương trình giáo dục. Chưa có hình thức đánh giá và sử dụng kết quả các hoạt động giáo dục một cách phù hợp". (Đỗ Ngọc Thống, 2015) [19]
Theo tác giả Vũ Thị Ngọc Un đã vận dụng mơ hình trải nghiệm của David A Kolb trong thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. Để thực hiện hiệu quả mô hình này thì vai trị của giáo viên là người hướng dẫn, thúc đẩy để tự học sinh trực tiếp được tham gia thực hành trải nghiệm chủ động, tích cực để chiềm lĩnh kiến
thức. Tổ chức cho học sinh xác định mục tiêu và chủ động trải nghiệm quá trình học tập của mình một cách thú vị, đầy hứng khởi. Tư tưởng này hoàn toàn thống nhất với quan điểm của David Kolb, với các phương pháp giáo dục đúng đắn, học tập trải nghiệm khuyến khích học sinh khám phá thế giới xung quanh, thể hiện bản thân và tương tác với người khác. (Vũ Thị Ngọc Uyên, 2013) [20]
Theo Đinh Thị Kim Thoa, vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb để tìm hiểu về HĐTN chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học nhưng để phát triển và hình thành năng lực phẩm chất thì người học phải trải nghiệm. Thơng qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hoá thành năng lực cho học sinh. (Đinh Thị Kim Thoa, 2018) [14].
Cũng theo Đinh Thị Kim Thoa, HĐTN trải nghiệm phát triển cho học sinh năng lực đặc thù như: năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp; các năng lực chung. Các phẩm chất gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và 3 nhóm năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Khi thực hiện mỗi chủ đề HĐTN, giáo viên cần luôn ý thức xem hoạt động mà mình tổ chức góp phần thực hiện mục tiêu nào? hình thành được phẩm chất và năng lực nào ở học sinh? các hoạt động được thiết kế đã đủ và bám sát mục tiêu cần đạt chưa? Từ đó, giáo viên hồn tồn có thể bổ sung hoạt động của mình để việc đạt mục tiêu được trọn vẹn hơn. Cụ thể các bước thực hiện:
Khám phá – Kết nối kinh nghiệm: tạo hứng thú, khai thác vốn kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề.
Rèn luyện kĩ năng: hướng dẫn học sinh thực hiện các hành vi liên quan đến kĩ năng cần hình thành
Vận dụng – mở rộng:đặt học sinh vào các tình huống khác nhau trong cuộc sống để thể hiện các hành vi học được.
Tự đánh giá: học sinh tự đánh giá về một số hành vi mà mình đạt được theo mục tiêu.
Để đạt được hiệu quả của hoạt động, giáo viên cần tạo ra sự thú vị của nội dung giúp HS phát triển nhận thức, năng lực và phẩm chất. Đồng thời, giáo viên luôn
hướng đến việc tổ chức đầy các nội dung hoạt động đã được quy định đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Tác giả cũng đã đưa ra nhận định: “Để nâng cao hiệu quả của tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học, xây dựng mơ hình tổ chức HĐTN một cách hồn chỉnh với các thành phần cấu trúc r ràng, cụ thể. Trong môn học và trong các hoạt động giáo dục có thể linh hoạt nhưng cần đảm bảo đầy đủ quy trình các bước; giáo viên sẽ tham gia với vai trò là người chỉ dẫn, thúc đẩy quá trình học tập, học sinh cần được tự trải nghiệm; từ đó, đúc kết nên kinh nghiệm mới cho bản thân. Đồng thời cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục cho học sinh tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay”.
Tác giả V Trung Minh cũng đã nghiên cứu, vận dụng mơ hình lí thuyết học tập của Kolb trong dạy học trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học. Tác giả V Trung Minh cho rằng, học tập trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận mơi trường đích thực, thơng qua những trải nghiệm, học sinh được tham gia giải quyết vấn đề và sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện dựa trên các tình huống. Thơng qua sự hồi tưởng, học sinh xử lý và khái quát hóa để có thể áp dụng vào vô số điều kiện học tập mới. (V Trung Minh, 2014) [11].
Trong các cơng trình nghiên cứu ở trên, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về vị trí, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức và phân tích điểm mạnh, cách triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng: đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở nhiều khía cạnh khác nhau và đều đề cập đến vai trị, mơ hình, phương pháp tổ chức các HĐTN, giáo dục qua trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học. Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu về tổ chức HĐTN cho học sinh lớp 5 ở tiểu học thì hiện nay chưa có nhiều tác giả đề cập đến.
Từ những nghiên cứu trong nước và quốc tế trình bày ở trên, có thể thấy HĐTN có vai trị, vị trí rất quan trọng của đối với học sinh phổ thơng nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Những nghiên cứu lý thuyết về các chương trình, mơ hình HĐTN xét trên khía cạnh khoa học, đã làm thay đổi tư duy giáo dục từ chỗ đặt người dạy vào vị trí trung tâm sang “lấy người học làm trung tâm”. Vận dụng mơ hình HĐTN sẽ phát huy được tối đa vai trò của người dạy và phát triển năng lực của người học theo hướng
tích cực, chủ động; giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc mà còn giúp các em hiểu r hơn về năng lực bản thân, hình thành và phát triển các kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, và phát triển các mối quan hệ xã hội trong quá trình học tập.