1.3.4.1 .Nội dung thực tập lâm sàng hàng ngày
3.1. Cơ sở và các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
3.1.1.1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước và thành phố Cần Thơ.
- Phương châm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng giai đoạn 2009-2020 đã khẳng định “Phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm cơng dân, gắn bó với lý tưởng dân tộc và CNXH”.[3]
- Mục 2, Điều 40 của Luật Giáo dục ghi rõ “ Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.”[3]
Nghị quyết số 46 NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [25]
Căn cứ theo“Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam” ban hành kèm theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/04/2012 của Bộ Y tế.[25] Như vậy, có thể nói, giáo dục Việt Nam có sự quyết tâm của tồn bộ hệ thống chính trị, của ngành giáo dục và khát vọng nâng cao chất lượng giáo dục của toàn xã hội.
62