Mối quan hệ giữa EDCF và truy cập kênh IFS

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của giao thức MAC IEEE 802 11 trong các mạng di động (Trang 58 - 60)

Một loại khung IFS mới gọi là IFS-trọng tài (Arbitration IFS – AIFS) đƣợc sử

dụng trong EDCF thay vì sử dụng DIFS trong DCF. AIFS đƣợc xác định bởi AIFS[AC] = AIFSN[AC]*SlotTime + SIFS;

Trong đó giá trị mặc định của số lƣợng khung AIFS-trọng tài (AIFS Number - AIFSN) đƣợc định nghĩa là 1 hoặc 2. Khi AIFSN = 1, hàng đợi mức ƣu tiên cao AC1, AC2 và AC3 có giá trị AIFS bằng PIFS. Khi AIFSN=2, hàng đợi có mức ƣu tiên thấp AC0 có giá trị AIFS bằng DIFS. Khi một khung đến một hàng đợi AC rộng và môi trƣờng rỗi trong một khoảng thời gian lớn hơn AIFS[AC]+SlotTime,

khung sẽ đƣợc truyền ngay lập tức. Nếu kênh bận, gói tin đến trong mỗi AC phải

đợi cho đến khi mơi trƣờng rỗi và trì hỗn AIFS+SlotTime. Vì vậy, hàng đợi AC với AIFS nhỏ hơn sẽ có ƣu tiên mức cao hơn. Ví dụ, thời gian truyền sớm nhất cho một hàng đợi mức ƣu tiên cao là PIFS+SlotTime = DIFS trong khi thời gian truyền sớm nhất cho hàng đợi dựa trên sự nỗ lực tốt nhất (best-effort queue) là DIFS+SlotTime.

+ Phƣơng pháp thứ hai bao gồm việc cấp phát các cửa sổ xung đột (CW) với

kích thƣớc khác nhau cho các hàng đợi AC khác nhau. Việc gán một CW kích thƣớc nhỏ cho một AC ƣu tiên mức cao đảm bảo rằng trong hầu hết mọi trƣờng hợp, AC ƣu tiên mức cao có khả năng truyền khung trƣớc những AC có mức ƣu tiên thấp. Nếu bộ đếm truyền lại của hai hoặc nhiều AC hoạt động song song trong một QSTA c ng đạt 0, bộ lập lịch bên trong QSTA sẽ ngăn ngừa đụng độ ảo bởi việc gán EDCF-TXOP cho hàng đợi có mức ƣu tiên cao nhất. C ng lúc đó, các hàng đợi AC xung đột khác sẽ bƣớc vào quá trình truyền lại và gấp đơi kích thƣớc CW nhƣ là khi có xung đột bên ngoài. Theo cách này, EDCF đƣợc đề xuất để cải thiện hiệu năng của DCF.

Giá trị mặc định của AIFSN[AC], CWmin[AC], CWmax[AC] và TXOP limit

[AC] đƣợc loan báo bởi QAP trong các khung mốc và chuẩn 802.11e cũng cho phép QAP thích ứng với các tham số này tuỳ thuộc vào điều kiện mạng.

Để cải thiện hiệu năng của thông lƣợng, sự b ng nổ gói EDCF có thể đƣợc sử

dụng trong 802.11e nghĩa là khi một QSTA đạt tới EDCF-TXOP, nó đƣợc phép gửi nhiều hơn một khung mà không phải cảm nhận lại môi trƣờng. Sau khi truy cập mơi trƣờng, QSTA có thể gửi nhiều khung trong một khoảng thời gian tổng cộng không vƣợt quá giới hạn TXOP limit đƣợc định nghĩa bởi QAP. Để đảm bảo khơng có

QSTA khác ngắt mạch truyền, SIFS đƣợc sử dụng giữa các lần truyền loạt gói tin. Nếu xung đột xuất hiện, sự truyền loạt sẽ bị ngắt. Cơ chế này có thể giảm vấn đề tăng thơng lƣợng vì áp dụng đa truyền tải sử dụng SIFS và xác nhận loạt (burst ACK). Truyền loạt làm tăng biến thiên trễ, vì vậy TXOP limit khơng đƣợc lớn hơn thời gian yêu cầu cho sự truyền khung dữ liệu lớn nhất.

3.6 HCF ĐIỀU KHIỂN TRUY CẬP KÊNH

Cơ chế điều khiển truy cập kênh HCF đƣợc thiết kế cho việc hỗ trợ tham số

hoá QoS, là sự kết hợp ƣu điểm của hai phƣơng pháp PCF và DCF. HCF có thể bắt đầu điều khiển truy cập kênh ở cả hai chu kỳ CFP và CP trong khi PCF chỉ cho phép ở chu kỳ CFP.

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của giao thức MAC IEEE 802 11 trong các mạng di động (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)