Thiết kế nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa HS-

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 78)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển NLHT cho

3.3.3. Thiết kế nhiệm vụ dạy học theo mức độ tăng dần tương tác giữa HS-

HS - HS

Thiết kế nhiệm vụ DH theo mức độ tăng dần tính tương tác HS-HS chính là xây dựng các nội dung hoạt động cho HS-HS trong quá trình học tập bằng cách tăng dần độ khó nhằm rèn luyện việc tổ chức học tập nhóm và phát triển tính tích cực tư duy của HS.

*Mục tiêu của biện pháp

Thiết kế các biện pháp DH theo mức độ tăng dần tính tương tác HS-HS, dựa trên xây dựng các nhiệm vụ học tập cho HS theo tăng dần độ khó nhằm rèn luyện việc tổ chức học tập nhóm và phát triển tính tích cực tư duy trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập.

*Nội dung của biện pháp

-Mức độ 1

Nhiệm vụ học tập được thiết kế tương đối đơn giản nhằm nắm vững nội dung tài liệu học tập, củng cố tri thức, phát triển kỹ năng hợp tác cơ bản. Thời gian diễn ra hoạt động học tập hợp tác trong vòng 5 đến 10 phút, thường tiến hành vào cuối giờ học lý thuyết với quy mơ nhóm nhỏ 2 HS/1 nhóm. Sử dụng thích hợp khi giảng viên mới bắt đầu tiếp cận các cách thức DH hợp tác, đồng thời phù hợp với các mức độ tổ chức học tập nhóm của HS cịn thấp.

-Các bước thực hiện cơ bản của biện pháp

Bước 1:

+ Căn cứ vào nội dung bài học lý thuyết vừa học, GV thiết kế nhiệm vụ hợp tác với yêu cầu thấp, thời gian thực hiện ngắn từ 5 đến 10 phút. Ví dụ: HS tóm tắt bài ngay sau giờ học lý thuyết; giải quyết một tình huống, bài tập vận dụng kiến

58

thức vừa học; một bài trắc nghiệm nhanh với kiến thức vừa học... nhằm củng cố việc nắm vững nội dung tài liệu học tập thông qua việc HS hợp tác với nhau “sào” bài ngay tại lớp.

+ HS chuẩn bị tâm thế tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2:

+ GV giao nhiệm vụ cho HS. + HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3:

+ GV: Chia nhóm nhỏ 2 HS/1 nhóm, thường 2 HS ngồi cạnh nhau trong một bàn ghép vào một nhóm. Theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

+ HS: Tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 4:

+ GV u cầu đại diện một, vài nhóm trình bày kết quả. + HS trình bày kết quả.

Bước 5:

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ HS lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hố kiến thức.

* Với chiến lược quy mơ nhóm nhỏ (2 người) thì sự tương hỗ giữa các HS diễn ra cao hơn, các HS trong từng nhóm có trách nhiệm cá nhân cao để dễ dàng thực hiện hợp tác, loại trừ tính ỉ lại, lười biếng. Đồng thời, HS biết tự điều chỉnh mình, từ đó hình thành kỹ năng biết truyền đạt, tiếp thu, thương lượng với nhau để đi đến kết quả thống nhất trong một thời gian ngắn.

-Mức độ 2

Thiết kế các nhiệm vụ hợp tác mức độ khó và địi hỏi tính sáng tạo chưa cao, mới dừng ở mức yêu cầu khái quát; giải thích; so sánh; tổng hợp; nhớ lại những nội dung đã học. Mục đích bước đầu luyện tập các thao tác, các kỹ năng hợp tác. Với chiến lược chia HS thành các nhóm 4 đến 5 HS/1 nhóm, nội dung nhiệm vụ được chia đều cho 4 đến 5 HS.

59

-Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1

+ GV lựa chọn trong tài liệu giảng dạy nội dung phù hợp với chiến lược DH, có thể thiết kế thành 4 - 5 nhiệm vụ, tương ứng thời gian hoàn thành nhiệm vụ của HS ngắn khoảng thời gian 30 - 40 phút. Ví dụ: Yêu cầu khái quát hoá kiến thức của một chương trong một mơn học; Đặt câu hỏi phân tích cho từng phần trọng tâm bài học; Phân chia tài liệu học tập thành các phần yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu, nghiên cứu trả lời những câu hỏi... Số lượng nhiệm vụ và mức độ khó tương đương nhau chia đều cho các thành viên trong nhóm.

Bước 2

+ GV biểu đạt nhiệm vụ. + HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3

+ Chia 4 đến 5 HS thành một nhóm, trong nhóm chú ý khác nhau về năng lực, sở thích, giới tính, vùng miền... Theo dõi trợ giúp những thắc mắc xoay xung quanh vấn đề nghiên cứu.

+ HS phân chia nhiệm vụ được giao cho các thành viên trong nhóm theo năng lực, sở trường và làm việc cá nhân.

Bước 4

+ HS tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn việc tổ chức học tập nhóm cho HS

Bước 5:

+ GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. + HS trình bày kết quả.

Bước 6:

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

60

* Với chiến lược chia nhiệm vụ thành 4 đến 5 phần, mỗi HS đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao đối với từng HS. Họ phải lo thực hiện tốt nhiệm vụ đã giao cho mình. Đồng thời, có trách nhiệm trao đổi, thảo luận, thoả hiệp với các bạn trong nhóm tạo thành sản phẩm chung hoàn chỉnh. Như vậy, so với chiến lược 1, ở mức độ này nhiệm vụ hợp tác phức tạp hơn, các thành viên trong nhóm cũng được tăng lên, đặc biệt nhấn mạnh việc phân chia các nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm và phải hồn thành sản phẩm chung. Do đó, đặt ra yêu cầu về việc tổ chức học tập nhóm phải cao hơn (Phải biết trình bày rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục người khác; biết lắng nghe tỷ mỉ; biết tôn trọng người khác; biết giúp đỡ lẫn nhau và thoả thuận đi đến thống nhất).

-Mức độ 3

Nhiệm vụ hợp tác được thiết kế với yêu cầu HS phải có tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, tổng hợp tương đối cao. Địi hỏi HS trong nhóm phải có NLHT tương đối cao để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ đặt ra yêu cầu khả năng vận dụng, thiết kế, sáng tác, giải quyết... mang tính tổng hợp cao, nhiều phương án, nhiều quan điểm giải quyết khác nhau. GV không chia nhỏ nhiệm vụ. Quy mơ nhóm nên từ 4 đến 6 HS. Thời gian thực hiện trong 2 đến 5 tiết trên lớp (có thể cho HS chuẩn bị nội dung ở nhà).

-Các bước thực hiện cơ bản của biện pháp

Bước 1

+ GV lựa chọn trong chương trình những nội dung có ưu thế cho việc thiết kế nhiệm vụ tương tác HS-HS có độ khó tương đối địi hỏi HS phải có tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp cao, nhiệm vụ mang tính “mở” nhiều phương án, quan điểm giải quyết. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian 2 đến 5 tiết học (phù hợp với các giờ thảo luận, luyện tập theo tín chỉ).

+ HS: Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận nhiệm vụ học tập

61

+ GV biểu đạt và giao nhiệm vụ (nhiệm vụ giữa các nhóm có thể giống cũng có thể khác nhau).

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3

+ Chia 4 đến 6 HS thành một nhóm, trong nhóm chú ý khác nhau về năng lực, sở thích, giới tính vùng miền...

+ HS nghiên cứu làm việc cá nhân (các nhóm có thể thảo luận và phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ, cũng có thể khơng phân chia). Sản phẩm nghiên cứu cá nhân nào cũng đều phải có quan điểm giải quyết của mình.

Bước 4

+ HS tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau hồn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các nguyên tắc, các KN tổ chức học tập nhóm cho HS

Bước 5

+ GV yêu cầu một HS bất kỳ đại diện cho nhóm trình bày kết quả. + HS trình bày kết quả.

Bước 6

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ HS lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hố kiến thức.

* Với mức độ nhiệm vụ hợp tác này, địi hỏi u cầu phải có tư duy sáng tạo cao và sự nỗ lực chung sức của các thành viên trong nhóm, song khơng nhấn mạnh việc phân chia nhiệm vụ từng cá nhân. So với chiến lược 2 và 3, nhiệm vụ ở mức độ này yêu cầu HS phải có NLHT cao hơn, HS phải biết tương trợ, giúp đỡ, hiệp thương, giải quyết bất đồng... để nhóm hoạt động nhịp nhàng và đi đến kết quả.

-Mức độ 4

Thiết kế các nhiệm vụ hợp tác với yêu cầu cao vượt ra ngoài phạm vi lớp học, đòi hỏi HS phải biết phân chia nhiệm vụ, lập kế hoạch nghiên cứu, thu

62

thập, phân tích tổng hợp số liệu thu được, tổng hợp, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian thực hiện tương đối dài có thể 1 tuần, một tháng hoặc có thể dài hơn.

-Các bước thực hiện cơ bản của biện pháp

Bước 1

+ Căn cứ nội dung chương trình, kế hoạch dạy học GV lựa chọn các chủ đề hoặc gợi ý, hướng dẫn, cố vấn cho HS tự thiết kế các nhiệm vụ học tập trong phạm vi môn học, nội dung gần với nghiên cứu khoa học gắn liền lý luận và thực tiễn đời sống (thường là một vấn đề thực tiễn cần giải quyết). Độ khó của nhiệm vụ phải tương đối cao, địi hỏi phải HS có trình độ tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Phạm vi thực hiện nhiệm vụ tương đối rộng đòi hỏi nhiều người tham gia mới có thể hồn thành. Ví dụ: Nghiên cứu thực trạng ơ nhiễm môi trường tại một địa danh từ đó tìm ngun nhân và biện pháp khắc phục; Tìm hiểu một thực trạng giáo dục hoặc dạy học từ đó tìm ngun nhân và biện pháp khắc phục...

+ HS chuẩn bị tài liệu, phương tiện, điều kiện, tinh thần học tập theo hướng dẫn của GV.

Bước 2

+ GV giao nhiệm vụ cho HS hoặc chính xác hố nhiệm vụ mà HS đã lựa chọn và gia hạn thời gian hồn thành cùng các tiêu chí đánh giá.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3

+ HS nghiên cứu nhiệm vụ, phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ cho từng cá nhân phù hợp với năng lực. Lập kế hoạch, thời gian thống nhất cho hoạt động hợp tác nhóm, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, cùng bàn bạc hợp tác với HS nhằm tìm ra phương án tối ưu giải quyết nhiệm vụ.

63

+ HS triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ cá nhân đã được giao.

+ GV theo dõi, định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hợp tác cùng HS.

Bước 5

+ HS tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác thống nhất với nhau hoàn thành nhiệm vụ mang tính sáng tạo cao trong thực tiễn.

+ GV theo dõi, định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hợp tác cùng HS.

Bước 6

+ Nghiệm thu sản phẩm và u cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm. + HS trình bày sản phẩm.

Bước 7

+ Nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ HS lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hố kiến thức.

* Với mức độ 1,2,3, nhiệm vụ học tập hợp tác của HS chủ yếu diễn ra trong lớp học thì ở mức độ 4 học tập chủ yếu diễn ra ở ngoài lớp học, ngồi trường, mức độ khó của nhiệm vụ cao, tri thức cần tìm rộng và yêu cầu tư duy sáng tạo hơn. Nó đặt ra yêu cầu HS phải đạt ở mức độ cao hơn, thuần thục hơn các KN tổ chức học tập nhóm như biết lập kế hoạch hoạt động, phối hợp làm việc, biết phân tích và phân chia nhiệm vụ theo đúng năng lực, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau với tinh thần tập thể cao trong q trình hồn thành nhiệm vụ... Chiến lược này nhấn mạnh bồi dưỡng tinh thần, kỹ năng hợp tác và năng lực tư duy sáng tạo trong thực tiễn - năng lực mới của HS.

* Chú ý: Các nhiệm vụ DH xây dựng với mức độ tương tác giữa HS- HS từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp trên cơ sở tăng dần độ khó nhằm rèn luyện các KN tổ chức học tập nhóm và phát triển tính tích cực tư duy của HS. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chương trình, nội dung, nhiệm vụ DH và mức độ của việc tổ chức học tập nhóm hiện có của HS, GV có thể linh hoạt trong việc vận dụng các mức độ DH, không cứng nhắc phải tuần tự từ 1 đến 4.

64

3.3.4. Hướng dẫn HS học tập nhóm có hỗ trợ cơng nghệ thơng tin

-Mục tiêu biện pháp

Đây là biện pháp ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào DH giúp GV và HS thiết lập hệ thống, khai thác, trao đổi thông tin qua mạng internet bằng cách GV xây dựng website chứa đựng các trang phục vụ cho giảng dạy, trao đổi, khai thác như: Tài liệu, giáo trình; hướng dẫn học tập; diễn đàn trao đổi HS-HS... nhằm rèn luyện, phát triển cho HS KN học tập nhóm qua mạng internet và kỹ năng khai thác các trang web phục vụ cho học tập.

-Nội dung của biện pháp

Biện pháp này đặt ra 2 nội dung cơ bản, thông qua website cá nhân của GV:

(1) Hướng dẫn HS khai thác các thông tin qua các trang web giáo dục: thư viện điện tử, email, Blog... (2) Tổ chức HS-HS trao đổi thơng tin, học tập nhóm qua mạng internet.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ GV xây dựng ý tưởng sử dụng website cá nhân phục vụ cho cơng tác dạy học trong đó có các trang như tài liệu, giáo trình; lịch cơng tác; hướng dẫn học tập; diễn đàn trao đổi học tập nhóm của HS-HS... GV có thể đưa lên các tài liệu, giáo trình điện tử; file nén; video clip dạy học; thí nghiệm ảo; âm thanh ??? khó hiểu???... phục vụ cho giảng dạy, có thể hướng dẫn HS học tập trực tuyến trên trang web cá nhân của mình.

+ GV có thể tự làm hoặc nhờ chuyên gia tin học tư vấn xây dựng website cá nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng của nó thì tiến tới khơng chỉ mỗi trường, mỗi khoa mà mỗi cá nhân GV đều nên có một website cá nhân riêng phục vụ cho cơng tác giảng dạy.

+ Trước khi bắt đầu mơn học GV đăng tải tồn bộ thông tin liên quan tới mơn học trên website cá nhân của mình, các tài liệu tham khảo, các kênh dẫn liên

65

quan tới nội dung môn học... HS sẽ truy cập vào và khai thác các thông tin liên quan tới học tập.

+ GV cung cấp địa chỉ trang web cá nhân của mình trên mạng cho HS và hướng dẫn HS gia nhập thành viên để có thể trao đổi thơng tin và học tập nhóm qua mạng.

+ Sau khi HS đăng nhập diễn đàn, với quyền quản trị mạng, GV chia nhóm HS và cử nhóm trưởng (người tổng hợp ý kiến của các thành viên của nhóm và đưa ra ý kiến kiến kết luận cuối cùng của nhóm), hình thức chia nhóm và cử nhóm trưởng được cơng khai trên lớp.

+ Giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và đặt ra nội quy, điều khoản tham gia cho các thành viên trong nhóm trên trang web. Hướng dẫn tham khảo các website về giáo dục của các tạp chí, các trường ĐH có uy tín liên quan tới nội dung học tập của HS. Có thể giới thiệu thêm về các thư viện điện tử; các email của các GV, các chun gia có uy tín...

+ Hướng dẫn HS vào diễn đàn theo nhóm đã phân cơng, truy cập vào diễn đàn và đưa nội dung trao đổi học tập của cá nhân lên diễn đàn, từ đó trao đổi, thảo luận, bàn bạc và thống nhất nội dung bài học của nhóm.

+ Với quyền quản trị mạng, GV có thể khống chế thời gian tối đa HS hoàn thành nhiệm vụ được giao qua diễn đàn, cũng có thể theo dõi quan sát những HS tích cực tham gia bằng số lần truy cập, cũng có thể tước quyền truy cập khi HS đưa những nội dung không liên quan tới nội dung chủ đề thảo luận

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)