2.2. Các phƣơng pháp sấy vật liệu ẩm
2.2.3. Tác nhân sấy
Để duy trì động lực của quá trình sấy cần một mơi chất mang ẩm thốt từ bề mặt vật liệu sấy thải ra ngồi mơi trƣờng. Mơi chất làm nhiệm vụ nhận ẩm từ bề mặt vật sấy ra ngồi mơi trƣờng gọi là tác nhân sấy. Tác nhân sấy có thể là khơng khí, khói lị, hỗn hợp khơng khí hơi và hơi nƣớc, hơi quá nhiệt hoặc môi chất lỏng nhƣ dầu, macarin, …, trong đó khơng khí và khói lị là hai tác nhân sấy phổ biến nhất. Trạng thái của tác nhân sấy cũng nhƣ nhiệt độ và tốc độ của nó đóng vai trị quan trọng trong tồn bộ q trình sấy. [11].
Tác nhân sấy có nhiệm vụ sau: [12]. - Gia nhiệt cho vật liệu sấy.
- Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật vào môi trƣờng. - Bảo vệ vật sấy khỏi bị hỏng do quá nhiệt.
Tùy theo phƣơng pháp sấy, tác nhân sấy có thể thực hiện một hoặc hai trong ba nhiệm vụ trên.
- Khi sấy đối lƣu tác nhân sấy làm hai nhiệm vụ là gia nhiệt và tải ẩm. - Khi sấy bức xạ tác nhân sấy làm hai nhiệm vụ là tải ẩm và bảo vệ vật sấy. - Khi sấy tiếp xúc tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm.
- Khi sấy bằng điện trƣờng tần số cao tác nhân sấy làm nhiệm vụ tải ẩm.
- Khi sấy chân khơng chỉ có thể cấp nhiệt bằng bức xạ hay dẫn nhiệt hoặc kết hợp cả hai cách cấp nhiệt này. Việc thoát ẩm dùng bơm chân không hay kết hợp bơm chân không và thiết bị ngƣng kết ẩm (sấy thăng hoa) vì vậy phƣơng pháp sấy chân không không cần tác nhân sấy.