Để thiết kế robot ta phải hoàn thiện các công đoạn sau: * Xem robot nhƣ một đối tƣợng lập trình bao gồm:
- Dữ liệu: Các trạng thái của môi trƣờng làm việc, giá trị của sensor, encoder...
- Tác vụ: Là tập các hành động cơ bản mà robot có thể thực hiện nhƣ: Tiến, lùi, rẽ trái, rẽ phải, ...
* Mô hình hoá môi trƣờng làm việc
* Mô hình hoá đối tƣợng robot sẽ gặp, xử lý các tác vụ trong môi trƣờng làm việc, cùng với việc xử lý dữ liệu và các trạng thái trong môi trƣờng
* Nhúng các giải thuật tìm đƣờng và giải thuật xử lý sự kiện cho robot để có một đƣờng đi tốt từ vị trí ban đầu tới đích và xử lý các tình huống ngoại lệ nhƣ va chạm.
* Phân chia và module hoá các khối trên robot.
* Xây dựng các thành phần robot bao gồm: Lập trình, mạch phần cứng, cơ cấu cơ khí. Cả ba quá trình này phải triển khai đồng bộ với nhau và chúng có tác động rất lớn tới nhau, sự hoàn thiện phần này là tiền đề để xây dựng phần kia.
* Cơ chế hiển thị và Debug lỗi qua các giao tiếp Led/LCD hay với PC.
Các thành phần cấu thành nên robot có thể đƣợc mô hình hoá bởi sơ đồ sau:
Trạng thái về môi trƣờng, sensor, vật cản,...=>Data Các tác vụ cơ bản: - Tiến - Lùi - Rẽ trái - Rẽ phải -Các tác vụ khác Robot Giải thuật lập lộ trình, xử lý sự kiện và ngoại lệ. Kết quả Hình 2.1. Các thành phần cấu thành robot
Tất cả các thành phần trên góp phần cấu thành một robot hoàn chỉnh. Ta có thể ví các cơ cấu cơ khí giống nhƣ thể xác. Các mạch điện tử giống nhƣ các mạch máu, các nơron thần kinh, các giác quan bên ngoài. Chƣơng trình giống nhƣ bộ não giúp điều khiển cơ thể thông qua hệ thống mạch.