Các nghiên cứu trên thế giới về hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về hoạt động trải nghiệm

Trên thế giới, tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm (experiential education) đã xuất hiện sơ khai từ thời cổ đại. Theo Albert Einstein (1879-1955) cho rằng “nguồn tri thức duy nhất đến từ trải nghiệm” (The only source of knowledge is experienc). Các nhà giáo dục học hiện đại như Willingham, Conrad và Hedin, Druism và Owens, Karen Warren cũng đã nghiên cứu về các lí thuyết học tập và mơ hình học tập trải nghiệm với quan điểm và các góc độ nghiên cứu khác nhau đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm, cách vận dụng HĐTN theo các cách thức khác nhau. Nhưng tựu chung đều đánh giá giáo dục trải nghiệm khơng chỉ có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí nhớ mà giáo dục trải nghiệm cịn được chứng minh là giúp cho con người phát triển toàn diện: phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng cảm nhận, biểu đạt tình cảm. Học thơng qua trải nghiệm cũng được đánh giá là giúp phát triển các năng lực tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác và sáng tạo. Ưu thế của giáo dục trải nghiệm trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Theo William Glasser, chúng ta chỉ học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe và 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm thực tế. (http://openedu.vn/Kho-tri-thuc), [31].

Trên thế giới, các quan điểm về phương pháp giáo dục coi trọng thực hành, vận dụng, dạy học phải đảm bảo mối liên hệ với đời sống, giáo dục thông qua trị chơi, hoạt động ngồi lớp, ngoài thiên nhiên, giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất của các nhà tâm lý học, khoa học giáo dục vẫn tiếp tục được phát triển mạnh mẽ. Một số mơ hình học tập trải nghiệm tiêu biểu có thể nhắc đến như sau:

(1) Mơ hình học tập qua kinh nghiệm của John Dewey (1859 -1952)

Từ những năm gần giữa thế kỉ XX, John Dewey (1859-1952), nhà giáo dục nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ đã đưa ra mơ hình học tập qua

kinh nghiệm. Ông đã đưa ra quan điểm “học qua làm, học bắt đầu từ làm”. (Phạm Anh Tuấn, John Dewey- Kinh nghiệm và giáo dục, NXB trẻ, 2012), [15].

Cũng theo John Dewey, giáo dục tốt nhất phải là sự học tập trong cuộc sống. Trong quá trình sống, con người khơng ngừng tích lũy kinh nghiệm và cải biến những kinh nghiệm nên trẻ em phải học tập trong chính cuộc sống xã hội. Dạy học phải giao việc cho học sinh làm vì trong quá trình làm việc, trẻ sẽ không ngừng tiếp thu nhiều kinh nghiệm và cải biến, rút kinh nghiệm từ thực tế trong chính cuộc sống xã hội. Những tri thức đạt được của trẻ thông qua làm mới là tri thức thật. John Dewey coi giáo dục tiên bộ như là thể hiện mối quan hệ mật thiết và tất yếu của giáo dục với các quá trình trải nghiệm thực tế; quá trình sống và quá trình giáo dục khơng phải là hai q trình mà là một. Ơng đã chỉ ra rằng, đối với học sinh khả năng học hỏi từ kinh nghiệm là rất có ý nghĩa, khả năng lưu giữ kinh nghiệm sẽ giúp giải quyết khó khăn trong các tình huống mà trẻ sẽ gặp trong cuộc sống sau này; nghĩa là khả năng điều chỉnh hành vi trên cơ sở các kinh nghiệm trước đó và hình thành kinh nghiệm mới của trẻ là rất quan trọng.

Như vậy, quá trình học của trẻ phải là quá trình hình thành cái nhìn mới, hứng thú và kinh nghiệm mới. Vì vậy, nhà trường và giáo viên phải tạo ra một mơi trường học tập, trong đó những hoạt động của trẻ chứa đựng cả những tình huống khó khăn, để người học tự tìm tịi và xây dựng kiến thức thơng qua kinh nghiệm và tư duy, gắn liền với hoạt động trải nghiệm của chính bản thân người học. Học tập trải nghiệm là học thông qua thực hành, người học là người tham gia tích cực trong q trình giáo dục.

(2) Mơ hình học tập phát triển nhận thức của Jean Piaget (Piaget’s Model of Learning and Cognitive Development)

Theo nhà Tâm lí học Jean Piaget (1896 - 1980), cho rằng, đào tạo không có nghĩa là cố gắng để khiến cho một đứa trẻ bắt chước theo như một người lớn cụ thể nào đó, giáo dục cần phải tạo nên “những nhà phát minh, những nhà cải cách chứ không phải những người chỉ biết tuân thủ”. (Jean Piaget, (2017) [22].

Bản chất trong việc học tập của một đứa trẻ đó là q trình đứa trẻ tương tác với môi trường. Cách học tốt nhất của trẻ em là “học bằng cách làm” (learning by doing). Người học cần phải được chủ động chứ không thụ động, vì những kỹ năng giải quyết vấn đề khơng thể được dạy mà phải được khám phá ra. Mơ hình học tập trải nghiệm cổ

điển khác là mơ hình học tập và phát triển nhận thức của Jean Piaget thông qua 4 giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

Hình 1.1: Mơ hình học tập và phát triển nhận thức của Jean Piaget

Theo mơ hình, đây là 4 giai đoạn thể hiện sự phân kì trong phát triển trí tuệ ở trẻ em với những đặc trưng như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn cảm giác - vận động (từ 0-3 tuổi): trẻ nhận biết thế giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động;

Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền thao tác cụ thể (từ 3-7, 8 tuổi): trẻ có thể nhận biết thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ;

Giai đoạn 3: Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7, 8 tuổi - 11 tuổi): trẻ có thể hiểu được thế giới theo c ách lí luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về đối tượng bên ngồi;

Giai đoạn 4: Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy logic (từ 11-14, 15 tuổi): trẻ có khả năng khái qt hố những ý tưởng và cấu trúc các điều trừu tượng và có thể đưa ra kết luận từ những giả thuyết. Trí tuệ trẻ trong giai đoạn này đã đạt mức phát triển hồn chỉnh. Mơ hình này đã phản ánh rất r vai trò của trải nghiệm đối với sự phát triển nhận thức ở trẻ em: các thành tựu trí tuệ của trẻ em ở giai đoạn này là sự kế thừa kinh nghiệm giai đoạn trước; là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước; là kết quả của một quá trình trải nghiệm.

Theo Piaget, quá trình học tập của trẻ bậc Tiểu học (khoảng từ 7-11 tuổi) chủ yếu là các hoạt động thông qua sự kết hợp của sự quan sát, vận động, thao tác và hình ảnh, khái niệm, nhận thức đã có sẵn trong trí óc. Học tập trong giai đoạn này là được điều chỉnh bởi trật tự của lớp học và các mối quan hệ, giao tiếp. Bước đầu kiềm chế tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỉ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Ví dụ, trẻ bậc tiểu học bắt đầu học các phép tốn cộng, trừ thơng qua việc sử dụng que tính, phép nhân qua bảng cử chương Môi trường học tập tác động khiến trẻ chuyền từ tính hiếu kì, tị mị sang ham hiểu biết, hứng thú khám phá.

Piaget cho rằng, trẻ học tập hiệu quả nhất khi các em được làm việc một cách thực sự và tự kiến tạo tri thức cho riêng mình thay vì lắng nghe sự diễn giải của người lớn. Chính việc trải nghiệm đã làm nên sự phát triển của trẻ. Khi tương tác với môi trường xung quanh, sẽ giúp trẻ thay đổi kiến thức, sự hiểu biết hiện có của mỗi trẻ. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về sự phát triển của thực vật khi đọc cho các em nghe một cuốn sách. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nhiều khi kết hợp lời diễn giải của giáo viên với việc cho trẻ được trải nghiệm bằng các hoạt động gieo trồng, chăm sóc, tưới cây trong vườn trường. Thơng qua hoạt động thực tế giúp trẻ chiêm nghiệm, thu nhặt được nhiều kiến thức phong phú.

Ngoài ra, Piaget cũng đánh giá rất cao vai trò của trò chơi trong giáo dục cho trẻ. Theo ơng, các loại trị chơi biểu trưng như đóng vai là một con đường học tập chính yếu. Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập thực hành. Tổ chức cho học trẻ tham gia các trò chơi trải nghiệm như sử dụng vòi nước tưới cây để “cứu hỏa”, các em sẽ gắn ý nghĩa cho các đối tượng và hoạt động diễn ra quanh mình. Thơng qua việc trải nghiệm, dần dần trẻ sẽ hiểu được các quy luật vận hành của thế giới và bắt đầu q trình thử và sai. Cuối cùng, trẻ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và vận dụng chúng vào q trình khám phá mơi trường và nâng cao nhận thức cho chính mình. Piaget cũng cho rằng, kiến thức khơng tự mình sinh ra mà nó là sản phẩm từ q trình con người tương tác với thế giới tự nhiên và xã hội. (Jean Piaget, 1997), [22].

Tóm lại, từ mơ hình học tập phát triển nhận thức của Jean Piaget, vận dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả, người thầy cần tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động. Đồng thời nên sử dụng những phương pháp tích cực, địi hỏi học sinh chủ động khám phá lại hay kiến tạo lại “những chân lý”. Tổ

chức các hoạt động để trẻ có thể học lẫn nhau, giáo viên đánh giá trình độ phát triển của trẻ để đặt ra các nhiệm vụ thích hợp.

(3) Mơ hình học tập trải nghiệm của Lev Vygotsky

Nhà tâm lý học Liên Xô, người sáng lập một lý thuyết về phát triển văn hóa và sinh học - xã hội của con người. Cơng trình của Lev Vygotsky (1934) đã trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu và lý thuyết về sự phát triển nhận thức trong suốt nhiều thập kỷ qua, đặc biệt được biết đến như thuyết phát triển Xã hội (Social Development Theory). Vygotsky nhấn mạnh vai trò nền tảng của sự tương tác xã hội trong sự phát triển nhận thức của trẻ. Ơng cho rằng, trong mơi trường giáo dục cần coi trọng sự khám phá của bản thân học sinh và cũng rất cần có sự trợ giúp của giáo viên và sự hợp tác của các bạn cùng lứa tuổi với trẻ là rất quan trọng. Trẻ có óc tị mị và chủ động trong việc học, việc khám phá và phát triển những sơ đồ hiểu biết mới của chính mình và tìm cách hiểu các hành động hay lời của người giáo dục. Sau đó, trẻ chuyển thơng tin ấy vào nội tâm, sử dụng nó để hướng dẫn hay điều chỉnh sự thực hành của chính mình. Trong q trình học tập, học sinh cần được hoạt động, tương tác với các bạn trong lớp, dưới sự chỉ huy, hướng dẫn của giáo viên để hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Với cách tương tác xã hội như thế và với sự đối thoại hợp tác hay cộng tác, thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.

Ví dụ, giáo viên tổ chức cho học sinh được trải nghiệm bằng cách cho trẻ sắm vai các nhân vật lịch sử trong bài học, trong các truyện cổ tích, trong các tình huống học tập, vui chơi và trong các HĐTN kết hợp với sự động viên, khuyến khích, khen ngợi của GV đối với HS thì điều đó sẽ giúp trẻ phát huy hết được năng lực của mình. (https://www.simplypsychology.org/vygotsky) [29].

(4) Mơ hình học tập trải nghiệm của David A Kolb

Một trong những lý thuyết trực tiếp của HĐTN trong giáo dục, dạy học đó là lí thuyết học từ trải nghiệm của David Allen Kolb một nhà lí luận giáo dục người Mĩ, có nhiều tác phẩm tập trung vào học tập kinh nghiệm, thay đổi xã hội và cá nhân, phát triển nghề nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp. Ông là người sáng lập và chủ tịch của hệ thống “Học tập dựa trên kinh nghiệm”. Lí thuyết học qua trải nghiệm do David Kolb đề xuất là sự kế thừa và phát triển lí thuyết học tập qua kinh nghiệm của John Dewey, của Kurt Lewin và dựa trên cơ sở các lí thuyết tâm lí học về sự phát sinh, phát triển trí

tuệ cá nhân của J.Piaget, L.X. Vygotxki và các nhà tâm lí học khác. Theo David Kolb, học tập là q trình trong đó kiến thức được tạo ra thơng qua chuyển hóa kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyển đổi nó. Với quan điểm cho rằng học là quá trình hình thành tri thức dựa trên trải nghiệm thực tế, phân tích kinh nghiệm, và tổng hợp kiến thức, học tập trải nghiệm thực sự là một quá trình “học hành”. Ơng cho rằng, bản chất của học tập là một q trình, trong đó kiến thức được tạo ra từ việc sửa đổi kinh nghiệm. Quá trình học tập như một quy trình tích hợp với mỗi giai đoạn hỗ trợ lẫn nhau và giai đoạn trước làm nền tảng cho giai đoạn kế tiếp. Quá trình này liên tục diễn ra khi con người sử dụng kinh nghiệm đã có để tương tác với hồn cảnh sống. Người học có thể bắt đầu từ bất cứ giai đoạn nào, miễn là theo đúng quy trình thì vẫn có thể thu được kết quả như nhau. (David A Kolb,1984) [21].

Hình 1.2. Sơ đồ mơ hình học tập trải nghiệm của David A Kolb

Theo Lí thuyết học tập trải nghiệm của Kolb, chu kì học tập của người học bao gồm bốn giai đoạn khác nhau. Đó là: trải nghiệm (kinh nghiệm) cụ thể, quan sát phản ánh (quan sát có tư duy), khái niệm hóa trừu tượng, thử nghiệm tích cực. Trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”. Cụ thể như sau:

Bước 1. Kinh nghiệm cụ thể: Một trải nghiệm hoặc tình huống mới gặp phải, hoặc chất vấn kinh nghiệm vốn có, là bước trải nghiệm cụ thể và là giai đoạn học tập nhờ vào cảm nhận từ những kinh nghiệm đã có của người học. Ví dụ: người học tiến hành các hành động trên đối tượng hoặc có thể đọc sách, xem tài liệu, xem video và

chủ đề đang học, Học từ những kinh nghiệm đặc biệt hoặc tham gia vào các nhiệm vụ gắn liền với thực tiễn.

Bước 2 .Quan sát có tư duy: Là giai đoạn học tập dựa trên sự xem xét kĩ lưỡng một vấn đề nào đó nhằm mục đích kích thích học tập, xem xét vấn đề từ những khía cạnh và hồn cảnh khác nhau và xử lí những gì tìm được theo ý tưởng, quan điểm hay cách thức nào đó hình thành thành định lí, ngun tắc, cơng thức, mơ hình, qui tắc , tức là phát triển những sự kiện thu được thành công cụ, sản phẩm.

Bước 3. Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng: Đó là giai đoạn học tập nhờ vào tư duy, bao gồm: phân tích những ý tưởng một cách hợp lí, khái qt cơng việc để tìm ra ý tưởng hoặc lí thuyết mới.

Bước 4. Thử nghiệm tích cực: Là giai đoạn học tập thơng qua thực hành tích cực để chuyển hóa nội dung học tập thành kinh nghiệm của bản thân, bao gồm: kiểm nghiệm các ý tưởng mới thông qua thực hành và ứng dụng cho những vấn đề khác, giải quyết vấn đề thông qua hành động, người học áp dụng chúng vào thế giới xung quanh để thu được kết quả. Quá trình học tập được bắt đầu từ kinh nghiệm của một cá nhân, phát triển liên tục theo một hình xoắn ốc, từ đó, tri thức khơng ngừng được củng cố và mở rộng. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học nhưng để hình thành và phát triển phẩm chất thì người học phải được trải nghiệm.

Vận dụng chu trình của David Kolb, có thể thiết kế hoạt động học tập cho HS trải qua 4 giai đoạn trải nghiệm. Việc bắt đầu từ giai đoạn nào cho phù hợp và có hiệu quả sẽ tùy thuộc vào nội dung, đặc điểm phong cách học của người học, hoặc mục tiêu dạy học. Nhiệm vụ của GV là xác định kinh nghiệm vốn có của người học, từ đó thiết kế các nhiệm vụ học tập trong vùng phát triển gần và tạo ra môi trường học tập tương tác để HS tự học, chuyển hóa thành kinh nghiệm mới cho bản thân; phải xác định đúng mức độ phát triển, vốn kinh nghiệm và khả năng đáp ứng các yêu cầu của học sinh để xây dựng mục tiêu và thiết kế các hoạt động học tập trong vùng phát triển, hình thành

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 ở các trường tiểu học quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)