8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Học tập trải nghiệm
Theo Từ điển Tiếng việt, “trải nghiệm” có nghĩa là kinh qua, trải qua, đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có".(Hồng Phê, 2003) [12]. Theo tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm”: Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng, 2018) [2].
Theo Edward, trải nghiệm là quá trình học tập mà người học trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính chất thực hành vận dụng cao, từ đó sẽ đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn việc học của mình. (Colette Grey và Sean MacBlain, 2014) [24]. Theo nghĩa đơn giản nhất, học tập trải nghiệm có nghĩa là học từ thực nghiệm hoặc học bằng cách làm, là “nhúng, thả” người học vào một trải nghiệm và khuyến khích suy nghĩ, phản ánh về những trải nghiệm đó để phát triển các kĩ năng, thái độ hoặc là cách nghĩ mới.
Theo Colin Beard, học tập trải nghiệm là tiến trình học tập của người học trong một môi trường cụ thể, người học trực tiếp tương tác với các đối tượng thực tế đang được nghiên cứu. (Colin Beard, 2010), [23].
Như vậy, học tập trải nghiệm là học thơng qua thực hành, thực nghiệm, là q trình người học tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập trong thực tiễn đời sống, qua đó sẽ tích lũy được những kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng, thái độ, và phát triển được năng lực của bản thân.
1.2.2. Giáo dục trải nghiệm
Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người
học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” ( Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm” - Association for Experiential Education - AEE), năm 1977) [25].
Như vậy, “Giáo dục trải nghiệm là hoạt động nhà giáo dục tổ chức, dẫn dắt, định hướng cho học sinh tương tác với các đối tượng, môi trường trải nghiệm, đồng thời là người quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hướng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà học sinh thu được qua trải nghiệm.
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm
Theo tác giả Bùi Ngọc Diệp, “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với mơi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thực hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân”. (Bùi Ngọc Diệp, 2015) [4].
Tác giả Lê Huy Hoàng cho rằng, “HĐTN là hoạt động xã hội, thực tiễn giúp học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị, nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển bản thân”. (Lê Huy Hoàng, (2017) [6].
Theo Nguyễn Thị Liên và các cộng sự: “Hoạt động trải nghiệm là con đường giáo dục gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, qua đó hình thành phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện”. (Nguyễn Thị Liên, 2016) [12].
Theo Nguyễn Thị Hương, “HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn. học sinh được trải nghiệm bằng việc huy động kinh nghiệm sống và kiến thức nền đã có vào các tình huống học tập nhằm tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng và phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh” (Nguyễn Thị Hương, 2019) [8].
Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên, trong đề tài này đề xuất khái niệm hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục tổ chức và hướng dẫn cho
học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau, qua đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm (creative experiential activities) là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của môi trường xung quanh với tư cách là chủ thể của hoạt động, được thể hiện sự sáng tạo của bản thân, qua đó tăng cường kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, xác định giá trị, phát triển năng lực, nhân cách phù hợp cũng như tiềm năng sáng tạo của bản thân.