Qua nghiên cứu, đề tài đã mô tả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng KQHT của SVĐD năm nhất tại trường CĐYTCT, đồng thời đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao KQHT cho SVĐD năm nhất tại trường theo hướng phân tích các yếu tố tác động.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
- Chương 2: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
KQHT ở SV, đặc biệt là SVNTN đã và đang được sự quan tâm của tất cả các trường Cao đẳng, Đại học,... Bởi, trong quá trình chuyển đổi từ bậc học phổ thông sang bậc học Cao đẳng, Đại học SV năm nhất sẽ gặp khơng ít khó khăn,… KQHT đạt được ở năm nhất sẽ là động lực hoặc là vật cảng trong các năm học tiếp theo đối với SV. Hơn nữa, KQHT thật thụ phản ánh phần lớn chất lượng học của SV, chất lượng đào tạo của nhà trường, là một trong những cơ sở quan trọng giúp nhà trường nhìn nhận và điều chỉnh q trình đào tạo của mình. Chính vì thế, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của SV nói chung đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu. Riêng, trong luận văn này tác giả chỉ lược qua một số nghiên cứu sau:
Đồng tác giả Wayne J. Camara and Amy Elizabeth Schmit với nghiên cứu “Group
Differences in Standardized Testing and Social Stratification” năm 1999 [22]. Nghiên cứu
đã so sánh và chỉ ra được sự khác biệt giữa các chủng tộc, sắc tộc, màu da; giữa các bậc học, cấp học, lớp học. Chính sự khác biệt này đã ảnh hưởng đến chất lượng học, KQHT ở mỗi người học. Ngoài ra, tác giả cịn lý giải được tại sao các nhóm dân tộc khác nhau, các nhóm kinh tế xã hội khác nhau sẽ đưa đến KQHT khác nhau ở con em họ.
Tác giả Stinebrickner, T.R. and Stinebrickner, R với nghiên cứu “The relationship
between Family income and schooling attainment: Evidence from a liberal arts college with a full tuition subsidy program” năm 2001 [21]. Tác giả đã nêu và chỉ ra mối quan hệ
giữa trình độ học vấn ở các bậc học, cấp học với nguồn thu nhập từ kinh tế gia đình. Thơng qua việc phân tích mối liên hệ đó tác giả đã lý giải tại sao các cá nhân xuất thân trong các
7
gia đình có thu nhập thấp lại ít đạt được bằng đại học hơn các cá nhân xuất thân trong gia đình kinh tế khá giả.
Tác giả Geoffrey Petty (2004) với quyển “Teaching Today” [23]. Trong quyển sách này tác giả dành riêng một mục nói về tình cảm và nhu cầu của người học. Ở phần này, tác giả đi sâu vào phân tích các PPHT, các trường phái học. Dù ở khía cạnh nào thì theo tác giả, muốn nâng cao KQHT, chất lượng học tập ở người học cũng như chất lượng giảng dạy của người thầy thì cần nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu, động cơ học tập, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời, đúng mức, đúng lúc. Thơng qua đó tạo ra được mối liên hệ tích cực giữa thầy và trị, tạo mơi trường học tập tương tác, bình đẳng, thân thiện. Allan C.Ornstein, Thomas J.Lasley II với tác phẩm “Strategies for Effective
Teaching” [20]. Quyển sách trình bày một cách khoa học, cơng phu về hoạt động dạy và
học cũng như các kỹ thuật dạy học, mơ hình tổ chức lớp học. Song song đó, tác giả cũng phân tích đến mối liên hệ chặt chẽ của hoạt động dạy và hoạt động học. Trong mối quan hệ dạy – học, người học luôn được xem là trọng tâm – GV hướng dẫn, người học chủ động, sáng tạo. GV biết tổ chức lớp học, kỹ năng sư phạm tốt,… sẽ tạo được hứng thú học tập cho người học. Dạy học lấy người học làm trọng tâm sẽ tăng tính tích cực, chủ động ở người học, nhờ đó mà chất lượng dạy và học cũng tăng lên.
Các nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố tác động đến KQHT, chất lượng học của SV khá nhiều, đặc biệt là những nước phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn cịn rất ít. Và nếu như các cơng trình nghiên cứu nước ngồi chủ yếu tập trung vào các yếu tố như thu nhập kinh tế, dân tộc, sắc tộc, màu da, PPGD và PPHT, các mơ hình học tập,... thì các nghiên cứu ở Việt Nam có một hướng đi khác hơn. Trong luận văn này, người nghiên cứu sơ lược một số cơng trình về hoạt động học tập của SV trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và mơi trường xung quanh, đến các cơng trình về mối liên hệ giữa các yếu tố tác động với KQHT của SV:
Đồng tác giả Mai Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Quý Thanh trong nghiên cứu “Tiếp cận
8
2007 [9] đã chứng minh và đưa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học. Tác giả cho rằng KQHT của người học bị ảnh hưởng bởi các năng lực và phẩm chất của người thầy. Qua việc phân tích thống kê đối với SV và GV tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đưa ra các yếu tố thuộc về GV: khả năng tư duy; kiến thức chuyên môn; kỹ năng dạy và học; kinh nghiệm; bằng cấp; các hành vi và thực hành của GV. Chính những yếu tố này có tương quan với KQHT và ảnh hưởng lớn đến KQHT của SV.
Luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên
đại học” năm 2010 của Trần Lan Anh [1] đi vào nghiên cứu hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của SV: nhóm thứ nhất gồm các yếu tố thuộc về mơi trường (PPGD, trình độ của GV, CSVC và phương tiện giảng dạy, cách thức giáo dục gia đình, mức độ khó của các mơn học và vị trí ngồi học); nhóm thứ hai gồm các yếu tố thuộc về bản thân SV (mục đích học tập, việc lựa chọn ngành học, tính cách của mỗi SV, giới và điểm thi đầu vào). Hai nhóm yếu tố này có tương quan và ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của SV. Vì thế, nó cũng lý giải tại sao có sự khác biệt trong KQHT ở mỗi SV.
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang với luận văn thạc sỹ “Khảo sát mối quan hệ giữa
thói quen học tập và quan niệm học tập với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2010 [17]. Nghiên cứu trên
đã nêu lên mối quan hệ của ba yếu tố (thói quen học tập, quan niệm học tập và KQHT của SV) ảnh hưởng đến KQHT của SV trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó tác giả cũng chưa đưa ra được yếu tố nào đóng vai trị chủ đạo.
Tác giả Võ Thị Tâm với luận văn thạc sỹ năm 2010 “Các yếu tố tác động đến kết
quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” [14].
Tác giả đã đưa ra mơ hình gồm năm yếu tố chính ảnh hưởng đến KQHT của SV: PPHT, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học, kiên định học tập và động cơ học tập, trong đó hai yếu tố tác động yếu là động cơ học tập và cạnh tranh học tập. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ được mối tương quan thuận giữa năm yếu tố: PPHT, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học, kiên định học tập, động cơ học tập với KQHT. Mặc dù vậy, tác giả chưa đi
9
vào nghiên cứu các yếu tố thuộc về năng lực tâm lý SV: lạc quan, tự tin, ý thức tự học,… Đây là yếu tố có khả năng làm tăng KQHT của SV cao.
Ở một cấp học khác, Bế Thị Diệp (2012) với luận văn thạc sỹ “Các yếu tố ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tỉnh Cao Bằng" [5]. Tác giả đã đưa ra và phân tích mơ hình các yếu tố tác động đến KQHT của học sinh trường Phổ thông Dân tậc Nội trú gồm ba yếu tố: gia đình, nhà trường và cá nhân học sinh. Trong đó, mức độ tác động của ba yếu tố này là khác nhau, và theo tác giả để giáo dục đạt kết quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Nga (2013) “Các yếu tố ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Phạm Văn Đồng)” [10]. Tác giả đã chỉ ra bốn yếu tố tác động đến KQHT của SV: yêu thích ngành học, thời gian tự học, PPHT của SV và PPGD của GV. Trong đó, ́u tớ u thích ngành ho ̣c ảnh hưởng cùng chiều với KQHT của SV; yếu tố thời gian dành cho tự ho ̣c ảnh hưởng đến KQHT củ a SV năm thứ hai; PPHT của SV ảnh hưởng cùng chiều với biến KQHT, tuy nhiên, PPHT thể hiện rõ nhất đối với SV năm thứ hai, năm thứ ba; PPGD củ a GV ảnh hưởng rõ rê ̣t đến KQHT của SV đă ̣c biê ̣t là SVNTN.
Năm 2014 tác giả Châu Thị Nghiệp với luận văn thạc sỹ “Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ” [11] đã nêu lên 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến KQHT của SV: việc làm thêm, nơi cư trú, số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ, sự hài lòng về KQHT và sự chia sẻ kinh nghiệm học tập giữa các SV. Trong đó, tác giả lý giải và khẳng định sự chia sẻ kinh nghiệm học tập, số tín chỉ đăng ký học và việc làm thêm của SVcó ảnh hưởng nhiều nhất đến KQHT của SV.
Đoàn Khắc Hưng với luận văn tốt nghiệp thạc sỹ “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Công lập và Tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh” (2016) [8]. Tác giả đã nêu lên được ba nhóm yếu tố chính tác động đến KQHT của SV: yếu tố bên trong (thái độ học tập của SV, nhận thức trong hệ thống giáo dục Việt Nam); yếu tố bên
10
ngoài (trường học, lựa chọn đối tượng chia sẽ khó khăn của SV, cách xử lý khó khăn khi gặp phải); yếu tố trung gian (ảnh hưởng của Internet, hoạt động bên ngoài nhà trường của SV, việc làm thêm, gia đình). Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại mức độ khảo sát và đưa ra một số so sánh dựa trên dữ liệu thống kê đơn giản, chưa đi sâu để làm rõ sự tác động của từng yếu tố.
Các nghiên cứu trên đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh huởng đến KQHT của SV góp phần nâng cao KQHT. Tuy nhiên, mỗi tác giả tiếp cận ở một gốc độ khác nhau. Tựu chung lại, các nghiên cứu đã chỉ khá rõ mối liên hệ và mức độ tác động của các yếu tố đến KQHT của SV ở hầu hết các nhóm yếu tố về PPHT, PPGD, trình độ của GV, cách thức tổ chức lớp học, việc làm thêm, sự quan tâm và thu nhập của gia đình, thời gian học tập, dân tộc, sắc tộc, màu da và nơi cư trú,… cũng như các phương pháp đo lường, đánh giá. Từ đó, các tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nâng cao KQHT cho SV. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau. Do đó, khó có thể áp dụng giải pháp của cơng trình nghiên cứu của một trường ở khu vực này vào một trường ở khu vực khác,… Hơn nữa, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của SVNTN chun ngành ĐD trường CĐYTCT. Vì lẽ đó, người nghiên cứu chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Giáo dục học.
1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm hoạt động học 1.2.1. Khái niệm hoạt động học
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động học. Riêng luận văn này chỉ nêu lên ba khái niệm công cụ về hoạt động học:
Theo tác giả Nguyễn Văn Hồng (2011) “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị” [7, tr 106]. Thơng qua hoạt động học sẽ hình thành những tri thức khoa học và phát triển toàn diện nhân cách của người học.
11
Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2000), hoạt động học của người học gắn liền hoạt động dạy của giáo viên trong quá trình dạy học. Hoạt động học tập là quá trình nhận thức tìm tịi, thấu hiểu, nắm vững, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. [19]
Theo N. V. Cudomina (1996), “Hoạt động học được coi là nhận thức cơ bản của SV được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong q trình đó việc nắm vững nội dung cơ bản các thơng tin mà thiếu nó thì khơng thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai” [16, tr 22].
Đây cũng là ba quan điểm về hoạt động học của SV được sử dụng trong luận văn này.
1.2.2. Khái niệm kết quả học tập
KQHT là một chỉ số phản ánh rõ nhất chất lượng học của SV tại các trường Đại học và Cao đẳng, là công cụ để đánh giá SV sau một q trình học tập, đào tạo. Có nhiều quan điểm và cách đo lường khác nhau về KQHT của SV tại các trường Đại học và Cao đẳng. Theo Hamer (2000), KQHT có thể được đo lường thơng qua điểm của mơn học. Cịn theo Clarke et al (2001), KQHT cũng có thể do SV tự đánh giá về quá trình học tập và tiềm kiếm việc làm. [6, tr 143]
Theo James Madison University, James O.Nichols: “KQHT là bằng chứng sự thành công của SV về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục”. [5, tr 34]
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc: KQHT là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học:
1. KQHT là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định.
2. KQHT là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác. Theo quan niệm thứ nhất, KQHT là mức thực hiện tiêu chí (criterion)
Theo quan niệm thứ hai, KQHT là mức thực hiện chuẩn (norm) [12]
12
lường thông qua điểm số các mơn học. Theo đó, KQHT được đánh giá bộ phận và xếp loại sau mỗi học kỳ, theo điểm trung bình (quy ra điểm chữ) ở các cấp độ: yếu, kém, trung bình, khá, giỏi theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế về đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Trong luận văn này, KQHT của SVĐD năm nhất được định nghĩa là những đánh giá tổng quát của chính SV về kiến thức và kỹ năng SV thu nhận được trong quá trình học tập tại trường và tại các bệnh viện thực hành qua các môn học cụ thể. Bởi, SV khi học tại các trường Đại học và Cao đẳng họ luôn kỳ vọng thu nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết phát triển bản thân và đáp ứng được nhu cầu công việc hơn là những điểm số KQHT mà họ đạt được. Đồng thời, nhà trường cũng kỳ vọng và cố gắng trang bị cho SV mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống của họ sau này. [6]