Dung dịch hoạt hóa Alkali

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Nguyên vật liệu

2.2.2 Dung dịch hoạt hóa Alkali

Dung dịch hoạt hóa Alkali là sự kết hợp giữa Sodium Hydroxyde (NaOH) và Sodium Silicate (Na2SiO3).

Phản ứng Alkali là phản ứng giữa chất kiềm với cốt liệu. Trong đó, tro bay cũng đóng vai trị rất quan trọng để phản ứng với dung dịch hoạt hóa.

Hình 0.8. Sodium Silicate và Sodium Hydroxyde

2.2.2.1 Dung dịch Sodium Hydroxyde (NaOH)

Dung dịch NaOH được sử dụng chủ yếu để làm chất hoạt hóa kiềm pha với dung dịch thủy tinh lỏng như Natri silicat (Na2SO3) hoặc Kali silicat (K2SO3). Hỗn hợp này đóng một vai trị cực kì quan trọng trong phản ứng kiềm hóa và có tác dụng làm tan rã các thành phần khoáng của hạt tro bay.

Chức năng tách ion Al3+ và Si4+ trong dung dịch Natri hydroxit(NaOH) cũng tương tự như trong dung dịch Kali hydroxit(KOH). Do đó dung dịch kiềm có nhiệm vụ khử Nhơm và Silic trong các hạt tro bay ban đầu và từ đó quyết định đặc tính độ cứng của Geopolymer. Có thể nói rằng, sự có mặt của dung dịch NaOH trong các phản ứng giúp tăng tốc độ phản ứng và làm Gel tạo ra sẽ dẻo hơn. Gel được xem như sản phẩm của việc trộn hỗn hợp dụng dịch kiềm và thủy tinh lỏng, vì vậy trong Gel sinh ra sẽ chứa rất nhiều nguyên tố Na và Al.

2.2.2.2 Dung dịch Sodium Silicate (Na2SiO3)

Dung dịch thủy tinh lỏng (Sodium Silicate) đóng một vai trị quan trọng trong quá trình phản ứng tổng hợp chất kết dính Geopolymer. Tốc độ xảy ra phản ứng sẽ cao khi dung dịch kiềm kích hoạt chứa các ion silicate hòa tan trong dung dịch. Dung dịch thủy tinh lỏng trong dung dịch kiềm kích hoạt sẽ giúp quá trình tan rã các hạt tro bay sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Thủy tinh lỏng là dung dịch trong suốt, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chất kết dính, sơn, … Khi tổng hợp geopolymer, thủy tinh lỏng đóng vai trị là nguồn cung cấp oxit silic. Thủy tinh lỏng không cháy, không bị phân hủy và bền với axit nên có thể dùng để sản xuất các loại bê tơng chịu axít.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép geopolymer (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)