xử sơ thẩm, thẩm phán còn tiến hành hoặc tham gia xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm vụ án hình sự. Thẩm phán là Chánh án Tồ án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án hay Phó Chánh án Tồ án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dƣới (hoặc cấp mình). Chánh án Tồ án cấp tỉnh và cấp huyện còn phải ra quyết định thi hành phần hình sự của bản án có hiệu lực do Tồ án cấp mình xử sơ thẩm. Thẩm phán Toà án cấp tỉnh khi đƣợc Chánh án uỷ nhiệm có thể làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình.
Thơng qua thực trạng hoạt động của thẩm phán, tác giả có một số kiến nghị đƣợc trình bày ở mục 3.2 và 3.3 dƣới đây:
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới đã đặt nền móng cho tiến trình tố tụng hình sự nƣớc ta theo hƣớng tranh tụng tại phiên toà. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020 thể hiện quan điểm của Đảng về cải cách tƣ pháp trong 15 năm tới: Mục tiêu là xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý; phƣơng hƣớng là hồn thiện chính sách pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tổ chức các cơ quan tƣ pháp khoa học và hiện đại, trong đó xác
định Tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Đối với
hoạt động của toà án, từng bƣớc tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán không kỳ hạn.
Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, không thể khơng đổi mới vai trị của thẩm phán trong tố tụng hình sự. Theo chúng tơi, cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự trên một số lĩnh vực sau đây: