Việc hội thẩm tham gia xét xử: Luật tố tụng một số quốc gia đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 84 - 85)

quy định khi xử những vụ án hình sự nhỏ thì chỉ có một thẩm phán, xử những vụ án lớn hoặc phức tạp thì mới có hội thẩm hay bồi thẩm đoàn. Pháp luật Việt Nam trƣớc đây đã từng quy định ở Toà án sơ cấp, thẩm phán xử một mình; đối với việc tiểu hình ngồi Chánh án cịn có hai phụ thẩm nhân dân góp ý kiến về tội trạng và hình phạt, nhƣng Chánh án mới có quyền quyết định về tội trạng và hình phạt; đối với việc đại hình, ngồi xử có năm thành viên và đều có quyền quyết nghị, đó là Chánh án ngồi ghế chánh án, hai thẩm phán làm phụ thẩm chuyên môn, hai phụ thẩm nhân dân.

Trong công cuộc cải cách tƣ pháp, nên chăng chúng ta có thể sửa đổi nguyên tắc “việc xét xử của Tồ án có hội thẩm tham gia”. Biết rằng đây là nguyên tắc hiến định, đảm bảo cơ chế dân chủ, nhƣng trong mọi trƣờng hợp bắt buộc phải có hội thẩm nhân dân tham gia xét xử thì rất lãng phí và thời gian xét xử thƣờng kéo dài do cơng tác hội thẩm. Có thể đối với những tội phạm ít nghiêm trọng luật quy định khi xét xử chỉ cần một thẩm phán, khi hội đủ hai điều kiện là chứng cứ rõ ràng và bị cáo đồng ý xét xử khơng cần có Hội đồng xét xử. Nếu quy định nhƣ vậy thì có khá nhiều tội phạm thuộc loại này, giảm bớt đƣợc gánh nặng cho Toà án khi tổ chức xét xử và tiết kiệm chi phí xã hội. Nhƣ vậy, cần phải sửa đổi Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định: “Việc xét xử của Tồ án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tồ án qn sự có Hội thẩm quân nhân tham gia” theo hƣớng một số tội phạm có thể chỉ do một thẩm phán xét xử.

Những vụ án có Hội thẩm tham gia thì cũng chỉ cần Hội thẩm biểu quyết về tội phạm và loại hình phạt áp dụng, cịn các vấn đề khác nên dành quyền quyết định cho thẩm phán để nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán chủ toạ phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)