- Tài sản thế chấp không được quyên tặng, chuyển nhượng nhưng lại đem cho tặng hoặc đem đi chuyển nhượng.
1/ xác định mức cho vay của ngân hàng để công ty AAA để thực hiện hợp đồng xuất khẩu Biết rằng:
2.10 Một số điều luật mà bên cho vay phải tuân thủ khi cho vay tín chấp?
Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng nói riêng, pháp luật ngân hàng quy định về việc cho vay và điều kiện cho vay rất nghiêm ngặt:
Với bên cho vay, bên cho vay trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng thường là tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, các tổ chức khác khơng phải là tổ chức tín dụng nếu được NHNN cho phép thực hiện hoạt động tín dụng thì cũng có thể là bên cho vay và cũng phải thoả mãn các điều kiện chủ thể giống như đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng. Theo quy định hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trở thành chủ thế cho vay phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp b. Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y
c. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
d. Có người đại diện đủ năng lực và thấm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Riêng đối với các tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng, muốn trở thành chủ thể cho vay thì chỉ cần thoả mãn các điều kiện như có giấy phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có người đại diện hợp pháp. Trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của loại tổ chức này phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động ngân hàng được phép thực hiện.
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.
Các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định về việc giải ngân không dùng tiền mặt.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Câu 3: Chọn 2 vấn đề mà bạn tâm đắc nhất trong chủ đề. Vấn đề này ứng dụng tại các NHTM việt nam như thế nào, có những khó khăn gì?
Vấn đề 1:Cho vay doanh nghiệp
Đối với bản thân tôi, khi được tham khảo và đọc tài liệu, tôi khá tâm đắc với chủ đề Cho vay doanh nghiệp khơng chỉ ở sự đa dạng của nó mà cịn là vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Như đã đề cập, các khoản cho vay kinh doanh là một trong những cấu phần lớn nhất của hầu hết các danh mục cho vay của ngân hàng, các khoản vay này có lợi cho cả đơi bên: vừa giải quyết tình hình tài chính cho khách hàng là doanh nghiệp, vừa tạo nguồn thu cung như xây dựng cho ngân hàng một hình ảnh tín dụng uy tín và đáng tin cậy. Các hình thức cho vay doanh nghiệp được đề cập đến cũng rất đa dạng, nhiều phương án cho các doanh nghiệp lựa chọn tuỳ thuộc vào quy mơ của mình, ví dụ như Cho vay vốn lưu động,
hạn mức tín dụng vốn lưu động, thời hạn cho mượn, cho vay sơ đồ mặt bằng, cho th tài chính,… Các hình thức cho vay phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cũng như cái quy
mô lớn nhỏ khác nhau.
Đối với NHTM Việt Nam cũng đã và đang áp dụng các hình thức cho vay doanh nghiệp, liên tục đổi mới để phù hợp với xu thế và sự phát triển của thời đại mới, của những như cầu mới ngày một tăng lên. Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã có những chính sách, biện pháp và cách thức hỗ trợ cho chủ thể vay vốn là Doanh nghiệp, cũng như đưa ra các hình thức vay phù hợp. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khó khăn ở thời điểm hiện tại để áp dụng các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến toàn cầu. Bởi những năm trở lại đây, trước thực trạng khó khăn của nền kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, con số lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn dẫn đến nhiều hệ quả, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng lên đột biến, ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM bởi đây là nguồn thu chính.
Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng chưa có khả năng tiếp cận được nhu cầu vốn vay doanh nghiệp một cách hiệu quả. Phương thức tiếp cận khách hàng không hiệu quả, các hình thức vay chưa được đa dạng hố hay lãi suất cạnh tranh đang là những vấn đề khiến cho vay doanh nghiệp là một bài tốn tương đối khó khăn ở NHTM Việt Nam. Ngồi ra, cơng tác xử lý và quản lý rủi ro cũng là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết ở NHTM Việt Nam khi cho vay doanh nghiệp.
Vấn đề 2: Chính phủ là người giới thiệu và hỗ trợ vay
Vấn đề thứ hai bản thân tôi cảm thấy tâm đắc là về hoạt động Chính phủ là người giới thiệu và hỗ trợ vay. Vấn đề này tuy cũ mà mới, tôi đã từng được nghe qua việc chính phủ sẽ xin sự chấp thuận của hội đồng quản trị hoặc cơ quan giám sát được bầu chọn để vay ngân hàng cho một mục đích cụ thể, để bù đắp lại sự thiếu hụt nguồn thu trong ngân sách vốn. Tuy nhiên, chính phủ đứng ra hỗ trợ và giới thiệu các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng đến khách hàng, làm cầu nối trung gian kết nối hai chủ thể này là điều tôi khám phá được.
Ngồi ra, chính phủ thường đưa ra các chương trình cho vay ngân hàng do chính phủ tài trợ thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và xã hội, chẳng hạn như nhà ở giá rẻ, tiếp cận giáo dục đại học và phát triển doanh nghiệp nhỏ.
Chính phủ tìm kiếm nguồn vay ở ngân hàng với các điều khoản tương tự như các khoản vay kinh doanh thông thường. Và ngân hàng cũng cung cấp các gói tín dụng ngắn và dài hạn tùy thuộc vào tình hình thu ngân sách dự kiến của chính phủ đó.
Cụ thể ở Việt Nam, khoản chính phủ đi vay được định nghĩa là khoản khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
Nợ chính phủ thường được phân loại thành Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước) và Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).
Tuy vậy, nợ chính phủ cũng có một số thách thức mà chúng ta cần phải cố gắng cân bằng và giải quyết sao cho phù hợp. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ cơng sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan. Nợ chính phủ sẽ có những tác động khơng nhỏ tới tăng trưởng kinh tế bởi nó có thể sẽ bị giảm xuống nếu các biện pháp can thiệp quá nhanh và q mạnh, có thể làm vơ hiệu những chính sách kinh tế vĩ mơ.
Về việc chính phủ giới thiệu vay, Việt Nam cũng có thực hiện mơ hình này và kết quả đem lại rất thiết thực. Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng và kéo dài đến nay, gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Vì vậy, để phục hồi nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiết giảm chi phí, triển khai hỗ trợ dịng tiền; đảm bảo an sinh
xã hội, đời sống người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế...Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhằm lấy lại đà tăng trưởng, phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề lao động việc làm và những vấn đề xã hội khác, đưa kinh tế- xã hội nước ta phúc hồi, phát triển.
Theo số liệu tổng hợp của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, tổng nhu cầu vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NĐ-CP giai đoạn 2022 -2023 trên địa bàn tỉnh là 1.266,1 tỷ đồng của 5 chương trình cho vay gồm: Tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn mua máy tính và thiết bị học tập trực tuyến; cho vay nhà ở xã hội; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngồi cơng lập phải ngừng hoạt động ít nhất 1 tháng theo yêu cầu phịng, chống dịch; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Nguồn vốn vay sẽ được triển khai trong 2 năm, trong đó, năm 2022 là 658 tỷ đồng và năm 2023 là 608,1 tỷ đồng.
Song song với việc đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn hỗ trợ những người thực sự cần thiết, việc giám sát, nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội cũng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho Chính quyền Việt Nam.