3.1.1.Mục đích
Mục đích thực nghiệm sư phạm (TNSP) là để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà
đề tài đặt ra. Trong giới hạn của luận văn chúng tơi kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của những
phương án dạy học đã đề xuất. TNSP giúp trả lời các câu hỏi:
- Việc áp dụng mơ hình DHDA vào dạy học vật lý ở trường THPT có khả thi khơng?
- Dạy học vật lý theo mơ hình DHDA có phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng làm
việc theo nhóm của học sinh? Nếu có thì ở mức độ nào?
- DHDA áp dụng vào dạy học vật lý ở trường THPT có những ưu và khuyết điểm gì? Có những
thuận lợi và khó khăn gì?
Bên cạnh đó, TNSP cũng giúp chúng tơi thấy được những thiếu sót mà đề tài cần bổ sung, và những cải tiến kịp thời để nâng cao chất lượng của đề tài.
3.1.2.Nhiệm vụ
Để đạt được các mục đích nêu trên, TNSP phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT cho các lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.
* Lớp thực nghiệm (TN): Sử dụng mơ hình DHDA theo tiến trình đã đề xuất ở chương 2, HS được học tập theo nhóm.
* Lớp đối chứng (ĐC): Dạy học theo phương pháp truyền thống, theo đúng cấu trúc chương trình khung của bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Tiến hành kiểm tra, thu thập kết quả, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thu được trên hai lớp.
3.2.Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Việc chọn đối tượng thực nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của TNSP vì vậy phải chọn sao cho hai nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của TNSP. Sau khi nghiên cứu chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 10A1 và lớp đối chứng là lớp 10A2 trường THPT Trương Vĩnh Ký với những lý do sau:
- Trường THPT Trương Vĩnh Ký là ngơi trường có vật chất tương đối đầy đủ, với đầy đủ phòng
máy, phịng thí nghiệm, máy chiếu, sân bãi đảm bảo tốt cho việc triển khai thành công đề tài.
- Hai lớp 10A1 và 10A2 là hai lớp có sức học tương đương nhau, là hai lớp đầu, chia đều trên
hai cơ sở của trường, số học sinh của hai lớp cũng gần bằng nhau đảm bảo tính khách quan của đối tượng.
- Giáo viên vật lý của lớp TN 10A1 là tác giả của đề tài, do đó có nhiều thuận lợi trong triển khai
các tiến trình dạy học. Giáo viên bộ mơn vật lý của lớp ĐC 10A2 là cô Trần Thị Dũ, một giáo viên
giỏi của trường, có nhiều kinh nghiệm và vốn là giáo viên của trường THPT chuyên.
Để đảm bảo sự chủ động, và tính chính xác khi lựa chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tơi đã có sự trao đổi với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, đồng thời nghiên cứu kỹ khả năng học vật lý của các em qua một bài kiểm tra chất lượng trước khi thực nghiệm sư phạm.
Thông tin về hai lớp đối chứng và thực nghiệm như sau:
Đối tượng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Lớp 10A1 10A2
Sĩ số 32 32
Học lực vật lý (qua bài kiểm tra chất lượng)
Giỏi: 28,13%; Khá: 31,3%; TB: 40,4%; Yếu: 6,25%
Giỏi: 34,28%; Khá: 25,0%;
TB: 37,5%; Yếu: 3,22%
Giáo viên dạy vật lý Nguyễn Đăng Thuấn Trần Thị Dũ
Lựa chọn đối tượng thực nghiệm là công đoạn quan trọng cho sự thành công của đề tài. Tuy nhiên thật khó có được các mẫu hồn tồn giống nhau, do đó trong nghiên cứu giáo dục cho phép chọn mẫu tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng mẫu đã được chọn như trên là phù hợp.
3.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành tổ chức dạy và học chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT trên hai lớp TN và ĐC theo kế hoạch đã được đưa ra.
Tham gia dự các giờ vật lý của cả lớp ĐC và TN trước, trong và sau khi tổ chức dạy thực nghiệm để đánh giá quá trình thực hiện.
Tiến hành cho học sinh kiểm tra cuối chương sau đó dùng thống kê tốn học tính tốn các số liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả của mơ hình DHDA và kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
3.4.Nội dung thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực hiện tiến trình dạy học theo dự án chương “Các định luật bảo toàn” trên lớp thực
nghiệm đúng theo tiến độ phân phối chương trình của bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Lớp TN được tổ chức học ở phịng học chức năng có máy chiếu, internet, kết hợp các thiết bị thực nghiệm … Giáo viên triển khai dự án đến HS, hướng dẫn, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS, nghiệm thu và
đánh giá sản phẩm thu được của HS, đồng thời đóng vai trị hợp thức hóa kiến thức mà HS thu được.
Tổ chức thực hiện tiến trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” trên lớp đối chứng với phương pháp dạy học truyền thống, có kết hợp các phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề hay sử dụng các thiết bị minh họa.
Quan sát, ghi chép tất cả các tiết dạy của lớp TN và lớp ĐC để ghi nhận những nội dung sau:
- Tiến trình lên lớp của giáo viên và các hoạt động của HS trong giờ học.
- Mức độ lĩnh hội kiến thức của HS thông qua các hoạt động của cá nhân HS tham gia vào
bài học, qua các bài tập của HS, qua sản phẩm thu được và qua bài kiểm tra đánh giá.
- Mức độ tích cực và tự lực của HS thơng qua các hoạt động tự giác của HS tham gia vào bài
học hoặc tham gia vào quá trình thực hiện dự án với thái độ tự lực cao.
- Khả năng làm việc theo nhóm của HS thơng qua các hoạt động học tập theo nhóm của HS,
các thao tác và biểu hiện phối hợp của HS để hoàn thành nhiệm vụ học tập và sản phẩm của dự án. - Những thuận lợi và khó khăn người GV gặp phải trong quá trình triển khai dự án, như khó khăn về lập kế hoạch, khó khăn về triển khai dự án, khó khăn về kiểm tra đánh giá kết quả dự án …
Cuối đợt TNSP, tiến hành tổ chức kiểm tra cho HS ở các lớp nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và các kỹ năng thu nhận được và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Sau đó tiến hành thống kê, xử lý số liệu thu được để có những kết luận về kết quả thực nghiệm và đề xuất được những biện pháp cải tiến.
Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tơi cịn tổ chức thăm dị, tìm hiểu ý kiến của HS các lớp
thực nghiệm và của GVBM trên cơ sở đó đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học theo dự ánđể
có những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện đề tài. Đồng thời, để nắm được ý kiến của HS về phương pháp học tập mới này, chúng tôi tổ chức điều tra để đánh giá về hứng thú của HS trong khi học bằng mơ hình DHDA.
3.5.Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.5.1.Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm
- Nghiên cứu kỹ nội dung chương “Các định luật bảo toàn” vật lý 10 THPT bằng nhiều nguồn tài
liệu khác nhau: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách phương pháp dạy học, tạp chí, internet …
- Bám sát mục tiêu dạy học, xây dựng các tiến trình dạy học, trong đó chú ý bám sát nội dung
trọng tâm, chú ý chất lượng bộ câu hỏi đinh hướng và các tình huống thảo luận dẫn đến vấn đề.
- Xây dựng các biểu mẫu như phiếu thăm dị, sổ tay nhóm trưởng, phiếu góp ý của giáo viên.