Lãnh đạo khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc trong những năm

Một phần của tài liệu Nhóm 5_Lịch sử Đảng_2240HCMI0131 (Trang 31 - 36)

II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của

2.2. Lãnh đạo khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc trong những năm

1969 -1975

2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới

Hoàn cảnh lịch sử trong nước

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đã làm đảo lộn kế hoạch quân sự, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi đàm phán hịa bình; Đảng đã lãnh đạo qn và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược. Tuy nhiên, qua các đợt tiến công và nổi dậy năm 1968, cách mạng Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn: Thế và lực cách mạng miền Nam giảm sút nghiêm trọng; Mỹ và chính quyền Sài Gịn chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và thực hiện những cuộc phản kích quyết liệt của Mỹ làm cho thế trận chiến tranh nhân dân bị suy giảm.

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi. Vĩnh biệt chúng ta, Người đã để lại một bản Di chúc lịch sử, là những lời căn dặn cuối cùng, những tình cảm và niềm tin của Người đối với thế hệ hiện tại và các thế hệ mai sau.

Hoàn cảnh lịch quốc tế

Trong những năm 1969-1975, mâu thuẫn Xô - Trung phát triển sâu sắc, Mỹ lại ra sức tác động, lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa Mỹ với Trung Quốc, giữa Mỹ với Liên Xơ tiếp tục căng thẳng. Tình hình này gây cho Việt Nam nhiều khó khăn và bất lợi.

2.2.2. Chủ trương của Đảng

Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng mùa Hè 1969 và sau đó là Hội nghị lần thứ 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1- 1970 , đề ra nhiệm vụ:

"Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến, tiếp tục phát

32

triển chiến lược tiến công một cách liên tục và mạnh mẽ... đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hịa bình trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà".

Tiếp đó, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng (tháng 7-1971) nhận định:

"Tuy bị thất bại trên chiến trường Đông Dương, ở Nam Lào và bị thất bại nặng trong chiến dịch Xuân-Hè của quân và dân ta, địch càng lún sâu vào thế phòng ngự chiến lược, nhưng chúng vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện chính sách "Việt Nam hóa" với chiến lược "bình định nơng thơn" bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt và thâm độc. Chúng đang đẩy mạnh "tam giác chiến", đánh phá hạ tầng cơ sở ta, nhất là trong mùa mưa lụt. Đáng chú ý là hệ thống điệp ngầm".

Hội nghị đặt rất mạnh vấn đề xây dựng, củng cố và phát triển thực lực chính trị, vũ trang ở cơ sở. Báo cáo chính trị trình bày tại hội nghị chỉ rõ:

"Khâu xây dựng và phát triển, nâng chất lượng thực lực chính trị bên trong là khâu có tính chất quyết định cho nhiệm vụ chống bình định, diệt kẹp, giành, giữ dân, làm chủ. Thường vụ các cấp ủy đảng phải trực tiếp chỉ đạo thật chặt, đi sát, có biện pháp cụ thể, cử cán bộ có năng lực tổ chức thí điểm rút kinh nghiệm để chỉ đạo chung".

Hội nghị còn đề cập, thảo luận giải quyết nhiều vấn đề về cơng tác đấu tranh chính trị, binh vận, cơng tác thị xã, thị trấn, công tác xây dựng vùng căn cứ miền núi, cơng tác kinh tế, tài chính, chủ yếu là vận động bảo đảm các nhu cầu vật chất, nhất là về lương thực".

Về công tác xây dựng Đảng, Hội nghị đặt mạnh vấn đề giáo dục tư tưởng, "làm cho nội bộ nhận rõ thời cơ chiến lược, đánh giá đúng địch, ta, thấy bước phát triển mới của tình hình, tin tưởng phấn khởi, nỗ lực phi thường, tạo mọi điều kiện để tranh thủ thời cơ đưa phong trào tiến lên".

2.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả

a. Quá trình tổ chức thực hiện:

33

Nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chấp hành các nghị quyết của Đảng.

- Trong nơng nghiệp: Các hợp tác xã tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng vụ, nhiều giống lúa mới được đưa vào trồng trên diện tích rộng.

- Trong cơng nghiệp: Chúng ta nhanh chóng khơi phục những cơ sở cơng nghiệp ở

Trung ương và địa phương do chiến tranh tàn phá. Trong giai đoạn này, nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta là nhà máy Thác Bà (Yên Bái) đã khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 10/1971, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp quan trọng khác như điện, than, cơ khí, vật liệu xây dựng….

- Hệ thống giao thông, cầu phà, bến bãi được khẩn trương khôi phục và xây dựng

thêm. Khai thơng các tuyến giao thơng quan trọng điển hình như Lạng Sơn đến Vĩnh Linh (Quảng Trị).

- Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển tốt so với trước, nhất là

hệ thống giáo dục đại học, tăng thêm 36 trường và phân hiệu với hơn 8 vạn sinh viên.

→ Những kết quả đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc được tăng cường, cải thiện đời sống nhân dân, hồi sinh một bước cuộc sống bình thường

Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc lần thứ hai năm

1972:

Trước hành động chiến tranh điên cuồng của địch, Trung ương Đảng đã phát động quân dân miền Bắc nhanh chóng phát triển cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, giữ vững lập trường đàm phán. Trong thời gian chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, nhân dân miền Bắc đã bình tĩnh, sáng tạo vừa sản xuất vừa chiến đấu.

Từ 14/12/1972, sau 2 tháng ngừng ném bom để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị và ngoại giao mới, Nichxơn mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52

34

ném bom phá hoại miền Bắc trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.

Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận: “Điện Biên Phủ trên không”. Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 84 máy bay (34 chiếc B52, 5 chiếc F111), bắt sống 43 phi cơng Mỹ.

Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần II, ta hạ 735 máy bay (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi cơng.

Ngày 15/1/1973, Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc và ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. Giai đoạn 1974-1975. miền Bắc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, miền Bắc có hịa bình, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế 1974-1975

Với khí thế chiến thắng, nhân dân miền Bắc đã lao động hăng hái, khẩn trương, thực hiện có hiệu quả kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế

- Đến năm 1975, hầu hết các cơ sở kinh tế đã trở lại hoạt động bình thường

- Năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải được tăng cường thêm một bước.

- Nhìn chung, sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1965

- Đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện.

- Sự giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao.

- Với tiềm lực kinh tế và quốc phòng được xây dựng, cùng với việc tiếp thu và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế, miền Bắc chẳng những đứng vững trong chiến tranh, mà còn đánh thắng oanh liệt hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng kỹ thuật và phương tiện hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Qua hai lần chống chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay trong đó có nhiều B.52, bắn cháy 271 tàu chiến của Mỹ, bắt và tiêu diệt hàng ngàn giặc lái Mỹ.

35

Sau ba năm phấn đấu gian khổ, từ năm 1969 đến năm 1972, tình hình khơi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến tốt đẹp trên mọi mặt trận.

Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Paris đã kéo dài gần 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn đã kết thúc vào ngày 27-1-1973 với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam”.

Với việc ký kết Hiệp định Paris, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã giành thêm thắng lợi hết sức to lớn và có tính chất quyết định. miền Bắc có được hồ bình. Nhân dân ta đã đạt được mục tiêu quan trọng hàng đầu là đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi tới thắng lợi hoàn toàn, từ “đánh cho Mỹ cút” tiến lên “đánh cho ngụy nhào”.

Miền Bắc đã hồn thành được nhiệm vụ khơi phục và phát triển kinh tế. Đến năm 1975, hầu hết các cơ sở kinh tế đã trở lại hoạt động bình thường. Năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thơng vận tải được tăng cường thêm một bước. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1965. Đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao.

36

Một phần của tài liệu Nhóm 5_Lịch sử Đảng_2240HCMI0131 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)