Nhận xét chung về công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở

Một phần của tài liệu Nhóm 5_Lịch sử Đảng_2240HCMI0131 (Trang 36 - 39)

chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975)

3.1. Thành công và nguyên nhân.

3.1.1. Thành công

Giai đoạn trước 1975

Từ năm 1953-1956 miền Bắc tiến hành tiếp 5 đợt cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để “Người cày có ruộng”. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh cơng nơng được củng cố, góp phần cho khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Khơi phục kinh tế được triển khai trong tất cả các ngành:

- Trong nông nghiệp: cuối 1957 sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Nạn đói ở miền Bắc được giải quyết.

- Công nghiệp: khôi phục, mở rộng các cơ sở công nghiệp, xây dựng nhà máy mới. Cuối 1957 miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý.

- Các ngành thủ cơng nghiệp nhanh chóng được khơi phục.

- Thương nghiệp: hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, năm 1957 miền Bắc quan hệ mua bán với 27 nước.

- Giao thông vận tải: – Khôi phục 700km đường sắt. – Sửa chữa, làm mới hàng ngàn km đường ơ tơ.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế – văn hóa:

- Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Hợp tác xã bảo đảm vật chất, tinh thần cho bộ phận tham gia chiến đấu.

Phát triển kinh tế – văn hóa:

- Kinh tế quốc doanh là trọng tâm phát triển: năm 1960 có 172 xí nghiệp do trung

ương quản lý , 500 xí nghiệp do địa phương quản lý.

- Văn hóa, y tế, giáo dục phát triển: năm 1960 ta xóa xong nạn mù chữ ; hệ thống giáo

dục phổ thơng được hồn chỉnh và mở rộng ; miền Bắc có 9 trường đại học .Cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955.

37

Đến năm 1975, trong khu vực sản xuất vật chất, 99.7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa, tăng 5,1 lần so với năm 1955. Trong nơng nghiệp, nhiều cơng trình thuỷ lợi được xây dựng, bảo đảm việc tưới, tiêu cho hàng chục vạn héc-ta đất canh tác. Trong cơng nghiệp, đã có những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, hố chất, luyện kim… Một số ngành công nghiệp nhẹ đã được xây dựng. Sự nghiệp giáo dục, văn hố, y tế phát triển nhanh Tính đến đầu năm 1975, cứ 3 người, có một người đi học. Cơ cấu xã hội – giai cấp đã có sự thay đổi lớn. Các giai cấp bóc lột đã bị xố bỏ. Giai cấp cơng nhân đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Khối liên minh công nông được củng cố trên cơ sở mới. Tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Xã hội miền Bắc đã trở thành xã hội của những người lao động bình đẳng.

Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước với toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hộ. Khẳng định chủ trương đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội ngay sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng là phù hợp với yêu cầu phát triển của cách mạng miền Bắc và yêu cầu phát triển chung của cách mạng cả nước. Điều đó đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc đề ra và chỉ đạo đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Với tiềm lực của mình, miền Bắc đã xứng đáng là căn cứ địa của cách mạng cả nước, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam.

3.1.2. Nguyên nhân

38

Chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng đã đề ra lấy khôi phục nông nghiệp là chủ yếu- không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ, mà cịn trên cơ sở khơi phục nơng nghiệp, đẩy lùi nạn đói, đảm bảo cuộc sống mới khơi phục được tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

Do tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần đồn kết của giai cấp nơng dân miền Bắc. Họ đã có những cố gắng phi thường, vượt qua những khó khăn thiếu thốn và lao động quên mình. Những khẩu hiệu “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “Nghiêng đồng đổ nước ra sông”, “Bắt sông nhường nước, bắt núi cúi đầu” … thể hiện tinh thần lao động hăng say và niềm ao ước có một cuộc sống ấm no hạnh phúc của những người nông dân miền Bắc.

Sự quan tâm của Đảng là một sự động viên rất lớn đối với nhân dân. Đảng đã động viên, đoàn kết, tổ chức nhân dân miền Bắc kiên trì phấn đấu hồn thành các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Các cán bộ thu được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Đảng đã ln luôn trung thành và vận dụng đúng đắn những nguyên lý về xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tế. Tùy theo từng giai đoạn, Đảng đã có các chủ trương và sự chỉ đạo năng động, sát đúng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của miền Bắc, đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từng bước vượt qua khó khăn đi lên giành những thắng lợi quan trọng.

Mục tiêu xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc, một hậu phương vừa chiến đấu vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Tình đồn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ

39

Những nguyên tắc chung về xây dựng CNXH được đề ra tại hai Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, năm 1957 và năm 1960, trở thành kim chỉ nam, vạch đường lối cho cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhóm 5_Lịch sử Đảng_2240HCMI0131 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)