I. Chất dinh dưỡng và đặc tính sinh hố
3. Hệ thống luân canh
ở Việt Nam hầu hểt là trồng khoai tây trên đất ruộng lúa nước, khác hẳn với vùng ôn đới và các vùng khác là trồng trên đất màu, ởất cạn. Trên đất cạn, dù luân canh với cây họ hoà thảo cũng phải sau 2 đến 3 năm mới trồng lại khoai tây. ở Việt Nam, lợi dụng canh tác lúa nước và điều kiện nắng nóng mùa hè nên có thể trồng khoai tây hàng năm trên cùng mảnh đất. Cụ thể những hệ thống luân canh chính hàng năm như sau:
3.1. Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ
Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây sớm - Rau xanh. Vùng trung du, mùa mưa kết thúc sớm, những khu ruộng thốt nước có thể áp dụng công thức này. Trà khoai tây sớm, nhiệt độ còn cao nên năng suất thấp, nhưng giá bán trên thị trường lại cao, thường gấp rưỡi, gấp 2 so với giá khoai chính vụ.
Lúa xuân - Lúa mùa chính vụ - Khoai tây chính vụ. Hầu hết các nơi trong vùng đều áp dụng công thức này. Vì sản lượng 2 vụ lúa rất cao, nhiều nơi bình quân đạt 12 tấn/ha, năng suất khoai tây cũng
cao thường đạt 18 - 2 0 tấn/ha, ít rủi ro, nhưng giá khoai thấp hơn trà khoai sớm.
Khoai tây xuân - Bí xanh/Dưa chuột - Lúa mùa chính vụ. Những nơi có trình độ thâm canh cao, đất tổt có thể áp dụng công thức
này. Khoai tây xuân chủ yểu là làm giống, củ to làm thương phẩm giá cũng cao. Vỉ vậy, giá trị thu nhập của hệ thổng luân canh này thường cao.
Lạc xuân - Lúa mùa chính vụ - Khoai tây chinh vụ. Vùng trồng lạc truyền thống áp dụng công thức này là hợp lý, không những cỏ hiệu quả kinh tế mà cịn có tác dụng cải tạo đất nâng cao độ phì nhanh và hỗ trợ cải tạo những khu đất chuyên canh.
3.2. Vùng núi phía Bắc
Khoai tây xuân - Lúa mùa chính vụ. Áp dụng ở những khu ruộng sau vụ lúa mùa - bỏ hố hoặc cấy lúa xn, hiệu quả khơng cao.
Lúa mùa sởm - Khoai tây. ở vùng cao lạnh chỉ cấy được 1 vụ lúa mùa, có thể làm lúa mùa sởm, sau đó trồng 1 vụ khoai.
3.3. Vùng Bắc Trung bộ
Lúa xuân - Lúa mùa chính vụ - Khoai tây. ở vùng này có mùa đơng ngắn và ấm không như mùa đông ờ đồng bằng Bắc bộ nên năng suất khoai tây ờ đây không cao.
3.4. Khu vực Đà Lạt
Đây là vùng chuyên canh rau cao cấp, các chủng loại rau ơn đới trong đó có khoai tây. Hệ thống luân canh ở vùng này là Khoai tây -
Rau. Khoai tây trên đất trồng rau nên rất nhiều sâu bệnh, phải luân canh sau 2 năm mới trồng lạl khoai tây. Đất canh tác ờ đây lại ít, để trồng khoai tây sớm hơn, nông dân phải dùng biện pháp “đảo đất”, tức lộn đất lớp dưới lên trên hoặc “bồi đất”, tức lẩy đất đồi phủ lên ruộng một lớp đất mới.
3.5. Đặc điềm của hệ thống luãn canh khoai tây trên đất ìúa
Trồng khoai tây trên ruộng lúa nước với 3 - 4 vụ cây trồng trong một năm của Việt Nam là đặc điểm khác biệt với vùng trồng khoai tây ở ôn đới. Các nơi hầu như trồng khoái tây trên đất cạn, một năm trồng một vụ khoai tây và hệ thống luân canh với cây trồng khác thường một đến hai năm mới trồng lại khoai tây. ở Việt Nam qua quá trình thử nghiệm ở nhiều vùng, nhiều chân đất thấy rằng,
trồng khoai tây trên đất màu kể cả đất rừng mới khai thác thì có nhiều sâu bệnh, và gặp nhiều rủi ro hơn trồng khoai tây trên ruộng lúa nước.
Do có những ưu điểm:
Về sâu bệnh: Khoai tây thuộc họ cà Solanaceae, luân canh với
lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hoà thảo Poaceae khác họ nên hầu
hết sâu bệnh hại nghiêm trọng khác hẳn nhau, không thể lan truyền cho nhau.
Mặt khác khoai tây trồng cạn, lúa trồng nước, đặc biệt ruộng lúa nước trong mùa hè có khi nhiệt độ tới trên 40°c những sâu bệnh hại khoai tây còn lưu trong đất hoặc ở tản dư và cả cỏ dại cũng bị phân
huỷ, xem như biện pháp tiệt trùng tích cực.
Về cỏ dại: c ỏ dại của lúa nước không phát triển mạnh trong mùa
đông, khi trồng khoai tây; cỏ dại của khoai tây bị nước và nhiệt độ cao mùa hè huỷ diệt. Vì vậy, về cỏ dại cạnh tranh với cây trồng hầu như không xẩy ra.
về cải tạo đất: Đất được cải thiện cà lý tính và hố tính. Trồng
khoai tây làm cho đất lúa thống khí, tơi xốp, tăng độ phì đất đáng kể. Một số vùng thấy rằng luân canh lúa với khoai tây làm cho lúa đạt năng suất cao và ổn định, dễ đạt 12 tấn thóc/ha/năm, trong đó lúa xuân đạt 6
- 7 tấn/ha, lúa mùa 5 - 6 tấn/ha.
Hệ thống tưới nước: ở đồng bằng sông Hồng, hệ thống thuỷ nông
tưới tiêu cho lúa tương đối hồn Chĩnh và có thể sử dụng hệ thống sẵn có này để tưới nước cho khoai tây.
Tuy nhiên cũng có những hạn chế:
Lớp đất canh tác mỏng. Lớp đất canh tác của ruộng lúa thường chỉ dày 1 3 - 1 5 cm, dưới đó là lớp đế cày khơng thể cày sâu hơn. Đất trồng khoai tây yêu cầu tối thiểu dầy 18 cm, vì vậy thường không đủ đất để vun luống, đôi khi phải làm luống rộng, trồng thưa.
Có vài lồi sâu bệnh của lúa truyền sang khoai tây cần đề phòng là bệnh khô vằn lúa truyền sang khoai tây gây ra bệnh lờ cổ
rễ, sâu khoang, sâu xám hại lúa cũng truyền sang phá khoai tây. Biện pháp đơn giản mà tích cực là thu gom gổc rạ và rơm rác trên ruộng đem đốt.