Nhu cầu dinh dường của cây khoai tây

Một phần của tài liệu Cây khoa tây việt nam (Trang 55 - 57)

- Điều chỉnh số thằn trên khóm thích hợp hơn Kích thích sự phát triển của mầm.

5.1. Nhu cầu dinh dường của cây khoai tây

Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn,tăng sinh khối nhanh, khối lượng lớn nên yêu cầu lượng dinh dưỡng khá cao. Lorenz năm 1954 đã tính, ruộng khoai tây tốt ờ California, Mỹ đã lẩy đi trong đất khoảng 170kg N, 40kg p205 và 280kg K20 . Theo Beukema năm 1969, ruộng khoai tây đạt năng suất 30 tấn đã lấy đi trong đất 150kg N, 60kg p20 5, 350kg K20 , 90kg CaO và 30kg MgO. về nhu cầu dinh dưỡng NPK, các nghiên cứu đều chứng tỏ, cây khoai tây cần lượng K20 nhiều, rồi đến N, so vớì p205 thì cao hơn nhiều lần.

Đạm

Đạm giúp cho thân lá cây khoai tây sinh trưởng nhanh làm chậm ra củ, kéo dài thời gian sinh trưởng đồng nghĩa với cây có thời gian quang hợp dài và sẽ có năng suất cao. Cây khoai tây thiếu đạm (Hình 16 - Phụ lục), ban đầu toàn cây trở thành màu xanh nhạt, cây bị cằn cỗi lại, sau ít ngày, những lá non trở lại màu xanh, những lá giả hơn thì có màu vàng đậm và màu nâu nhạt rồi hẻo và chết.

Tuỳ theo mục đích sản xuất khoai tây và độ phì của đất mà lượng N bọn cho 1ha khác nhau, thường từ 100 đến 2 0 0kg, có nơi bón tới 300kg. Bón đạm phải bón cân đối với lân và kali. Nếu bón lượng đạm cao và mất cân đổi sẽ làm cho thân lá phát triển quá mức, hình thành củ muộn, ra củ kéo dài. Bón nhiều đạm, khoai sẽ bị lốp, cây dễ bị nhiễm bệnh, hàm lượng chất khô trong củ thấp, thường thu hoạch khi củ còn non và dễ bị thối khi bảo quản trong kho.

Lân

Lân có tác dụng làm tằng sự hoạt động của mô phân sinh, làm cho cây sinh trưởng to khoẻ, lá rộng, bộ rễ phát triển mạnh và khoẻ, giúp cho cây hút chất dinh dưỡng mạnh hơn, tăng sức chịu hạn cho cây. Khi bón tăng lượng đạm và kali thì nhất thiết phải tăng lượng lân. Lân làm cho cây phát triển sớm, ra củ sớm, làm tăng số củ trên khóm khoai. Cây khoai bị thiếu lân (Hình 17 - Phụ lục), cây bị cằn lại, lá có màu xanh đen, những lá trên ngọn co quắp lại, lá phía dưới thì cuốn cong lên, mặt lá có màu tím tía, sau đó bị héo và chết.

Lượng P2O5 bón cho 1ha thường không dưởi 100kg, vì P2O5 di động chậm nên cây khoai khó hấp thu. Ruộng đã trồng khoai tây thì cây trồng sau có thể giảm lượng bón lân. Ruộng sản xuất khoai tây giống, cần bón lượng lân cao hơn, vì khơng những lân làm tăng chất lượng củ giống mà còn làm giảm nhiễm bệnh virus.

Kali

Kali có tác dụng giúp cây tăng sức hấp thu thức ăn, làm cho cây sinh trưởng nhanh, cây to khoẻ, tăng khả năng chịu hạn, tăng khả năng đề kháng của cây. Kali không những luôn luôn làm tăng năng suất mà còn ảnh hường nhiều đến chất lượng củ, đến hàm lượng chất khô, đến bảo quản trong kho và sự biến màu của miếng khoai sau khi chế biến nấu nướng. Cây khoai bị thiếu kali (Hình 18 - Phụ lục), cây bị cằn lại, trên mặt lá non và lá già đều có những vết đốm nâu, sau đó bị héo và chết.

Magnesium

Trồng khoai tây trên đất nhẹ thì đặc biệt chú ý đến MgO. Nếu bón lượng đạm và kali cao sẽ làm giảm sự hấp thu MgO.

Calcium

Cây khoai tây tuy chịu được đất chua, nhưng nếu đẳt có độ pH dưới 4,8 thì thường thiếu CaO, mầm khoai khó mọc thành cây, nếu có mọc thì cây bị cằn, nhiều củ nhỏ, năng suất thấp. Đất thiếu CaO sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc đất trồng, ảnh hưởng đến độ phì đất. Đ ể giảm độ chua thì phải bón vơi. Việc bỏn vơi cũng phải chú ý bón trước khi trồng một thời gian nhất định, nếu bón vơi rồi trồng ngay, khoai dễ bị bệnh ghẻ củ.

Một phần của tài liệu Cây khoa tây việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)