Thực trạng về quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 75 - 76)

2.2. ự T hc trạng phát tri ển công nghệ cao ở TP.HCM

2.2.2.4. Thực trạng về quản lý

Quản lý là yếu tố rất quan trọng trong phát triển CNC. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động CNC là quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải nội địa hóa được các bí quyết trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh.

Mặc dù hiện nay, việc quản lý bố trí, sắp xếp, điều phối và tiếp thị do các doanh nghiệp thực hiện; song vẫn cịn có những hạn chế nhất định. Nhìn chung việc quản lý trong lĩnh vực cơng nghệ cao đối với TP.HCM cịn khá mới, đang ở giai đoạn sơ khai, chưa có kinh nghiệm, cịn nhiều lúng túng. Việc quản lý CNC do Ban quản lý các KCN - KCX, khu CNC, khu kinh tế TP.HCM đảm nhiệm. Ban này có trụ sở tại 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, TP.HCM, gồm 65 người, trong đó 50 người trong biên chế và 15 người làm việc theo hợp đồng lao động.

Quyền hạn, trách nhiệm quản lý về đầu tư của Ban Quản lý khu KCN, KCX, khu CNC, khu kinh tế gồm:

Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt

động của các tổ chức chính trị - xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái đối với các dự án trong KCN,KCX, khu CNC và khu kinh tế.

Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, gửi báo cáo về hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Do nhiệm vụ của Ban này quá lớn nên việc tập trung cho phát triển CNC chưa được quan tâm đặc biệt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển công nghệ cao ở thành phố hồ chí minh từ 2008 đến năm 2030 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w