2.4.3.1Những đặc điểm và diễn biến chính trên thị trường
Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện, tuy nhiên thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển.
Về nguyên tắc thị trường tiền tệ là nơi hình thành lãi suất tham chiếu cho các hoạt động đều tư khác trên thị trường tài chính. Tuy nhiên cho đến nay, lãi suất trên thị trường tiền vẫn còn chưa hợp lý. Các lãi suất do NHNN công bố như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiếu khấu, lãi suất cơ bản chưa phát huy hiệu quả vai trị kích thích tăng giảm nhu cầu tiền. Trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cũng chưa phản ánh đúng quan hệ cung – cầu về vốn trên thị trường.
Diễn biến lãi suất trên thị trường tệ: Năm 2007 khi độ tăng trưởng tín
dụng cao kỷ lục, lên tới trên 37%, trong khi tăng trưởng GDP chỉ ở mức 8%, thể hiện sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Cung tiền nhiều quá mức cần thiết gây lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2008 cũng ở mức cao nhất trong 10 năm gần đây, tới 18,44%. NHNN Việt Nam đã sử dụng đồng thời cả 3 công cụ là lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở nhằm hạn chế cung tiền, đồng thời ban hành các quy định siết chặt vốn đối với thị trường chứng khoán (TTCK) và bất động sản (BĐS). Lãi suất cơ bản liên tục ổn định 8,25% một khoảng thời gian dài từ ngày 01/12/2005 đến ngày 01/01/2008 đã bắt đầu được điều chỉnh tăng lên 8,75% từ ngày 01/02/2008 đến 01/05/2008. Lãi suất tăng mạnh 14% từ ngày 11/06/2008, lãi suất tái cấp vốn đẩy lên cao nhất từ trước đến nay 15%, dự trữ bắt buộc tăng lên, đẩy các hoạt động cho vay co cụm lại; thị trường BĐS, chứng khốn từ sốt nóng rơi vào trạng thái nguội lạnh. Các NHTM chạy đua lãi suất vì vốn khả dụng trong NH phân phối khơng đều, điển hình trong thời điểm cuối tháng 2/2008 trên thị trường liên NH có một vài giao dịch chấp nhận mức lãi suất lên tới 40%/năm. Lãi suất huy động vốn bằng VND của các NHTM cũng có sự gia tăng mạnh. Đối với kỳ hạn 3
tháng, lãi suất huy động phổ biến trên thị trường tăng từ mức 7,5%-8%/ năm cuối năm 2007 lên đến 17,5% trong tháng 6/2008.
Từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2008 là giai đoạn NHNN bắt đầu có sự nới lỏng tiền tệ nhằm chống lại dấu hiệu suy giảm kinh tế khi nguy cơ lạm phát đã giảm bớt. NHNN tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất, thị trường mở, chính sách tỷ giá linh hoạt để vừa đối phó với lạm phát vừa chống lại các dấu hiệu suy giảm kinh tế. Trong giai đoạn này, lãi suất cơ bản giảm từ mức cao kỷ lục 14%/năm còn 10%/năm vào đầu tháng 12/2008, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống 9,5% ngày 22/12/2008, trước đó lãi suất tái cấp vốn cũng biến động lớn, ổn định từ 01/08/2003 đến 14/01/2005 ở mức 5% rồi sau đó tăng 5,5%, 6%, 6,5%, 7,5%, 13% cao nhất 15% và hạ xuống dần.
Từ đầu năm 2009 đến nay là giai đoạn chính sách tiền tệ được nói lỏng mạnh và kích cầu được thực hiện nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Giai đoạn này, các dấu hiệu về suy giảm kinh tế đã rõ nét, nguy cơ lạm phát giảm hẳn. NHNN mạnh dạn giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 10% xuống 8,5% vào ngày 22/12/2008 (mức giảm lớn nhất từ trước đến nay) và tiếp tục giảm xuống 7% vào đầu năm 2009. Khoảng giữa năm 2009, lãi suất biến động liên tục với hai chiều trái ngược, lãi suất VND tăng nóng cịn lãi suất USD lại giảm mạnh ở cả lĩnh vực huy động và cho vay. Các Ngân hàng thì đua nóng lãi suất, cụ thể ở VIB lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 12 tháng vượt mức 8%/ năm, kỳ hạn 36 tháng lên 8,3%/ năm, ở ABBANK thì khuyến khích khách hàng gởi tiền với các kỳ hạn dài để hưởng mức lãi suất bậc thang 18 tháng lãi suất 9%/năm, 24 tháng lãi suất 9,2%/năm, 60 tháng là 9,5%/ năm, đặc biệt nếu gởi tiết kiệm với kỳ hạn càng dài và số tiền lớn thì mức lãi suất có thể lên đến 9,7%/ năm. Mức lãi suất cao nhất là 9,8%/năm kỳ hạn 36 tháng của NH Phát Triển Nhà TP.HCM (HDBank), hàng loạt các NH khác đã liên tiếp điều chỉnh lãi suất như NH Đông Nam Á, NH Phương Đơng (OCB), NH Ngồi quốc doanh (VPBank), NH Sài Gòn (SCB), NH Kỹ Thương (Techcombank), Việt Nam Thương Tín…Tính chất căng thẳng khơng chỉ thể hiện ở mức độ cạnh tranh
giữa các NH khi lãi suất liên tục được đẩy lên, sự căng thẳng cịn ở trong chính mỗi NH khi lãi suất tăng lên thì áp lực kinh doanh của NH phải có lãi càng lớn.
Trong giai đoạn này, NHNN tiếp tục sử dụng công cụ thị trường mở để bơm vốn ra thị trường, đồng thời hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng cung tiền. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 19%, chứng tỏ sự nới lỏng của chính sách tiền tệ đã có tác dụng tích cực lên nền kinh tế, tăng trưởng GDP quý II đã đạt 4,9%.
Qua phân tích biến động lãi suất trong thời gian qua có thể thấy lãi suất trong thời gian qua biến động quá nhiều.
Diễn biến tỷ giá trên thị trường tiền tệ: Theo thống kê mấy năm trước, tỷ giá USD/VND thường khá ổn định, năm 2004 tăng 0,4%, năm 2009 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03%, bình quân thời kỳ 2004-2007 tăng 0,56%. Tuy nhiên bước sang năm 2008 tỷ giá VND/USD có sự biến động lớn, năm 2008 là “năm bất ổn của tỷ giá”. Quý I/2008 trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD giảm từ 16.112 VND/USD xuống cịn 15.960 đồng, thì trên thị trường tự do, mức giá lúc đó chỉ cịn 15.700 – 15.800 VND/USD. Đến q II/2008 tỷ giá đã có lúc lên tới 19.500 VND/USD, còn trên thị trường tự do tỷ giá này cao hơn 100-150 đồng. Những ngày cuối tháng 5, người dân đỗ xô đi mua đôla, giá đôla trong ngày vượt ngưỡng 17.500 đồng, trong cùng ngày lại lên 17.700 đồng. Những doanh nghiệp có nhu cầu mua đơla phục vụ kinh doanh cũng gặp khó khăn nếu NH không đủ đôla để bán ra và tỷ giá biến động liên tục. Biện pháp đổi tiền ra USD là biện pháp phòng vệ của hầu hết người dân trong thời điểm này.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến khơng thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý giữ ngoại tệ. Ngồi ra, do dao động của chính sách cho vay bằng VNĐ và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VNĐ nhiều doanh nghiệp muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VNĐ để mua ngoại tệ dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng. Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển
khai nhiều giải pháp, mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VNĐ của các NH từ 3%-5% so với tỷ giá bình quân liên NH. Nhằm hạn chế tâm lý giữ ngoại tệ, NHNN đã yêu cầu các NHTMNN giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ, lãi suất cho vay giảm từ 6-6,5% xuống không quá 4%/ năm kể từ 15/4/2009 và giảm xuống không quá 3%/ năm kể từ 01/06/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá 1,5%/ năm kể từ 01/06/2009, tuy nhiên tâm lý lo lắng về biến động tỷ giá vẫn còn bao trùm. Trên thị trường hiện nay vẫn tồn tại tình trạng huy động USD của các NH rất nhiều nhưng lại thiếu USD nguồn vốn để bán lại cho doanh nghiệp, để đảm bảo hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải chấp nhận mua đồng USD ở thị trường tự do với mức giá NHNN quy định. Ngày 6/08/2008 NHNN đã ban hành cơng văn khẩn chỉ đạo việc kiểm sốt, giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ, nhưng thực tế đồng USD vẫn được mua bán trên thị trường chợ đen.
2.4.3.2Những rủi ro trên thị trường tiền tệ
Lãi suất trên thị trường biến động quá nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2008, lãi suất biến động nhiều gây ra rủi ro lãi suất cho các tổ chức và cá nhân. Loại rủi ro này phát sinh trong hoạt động tín dụng và đầu tư của bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân hay ngân hàng. Nếu các tổ chức, cá nhân đi vay theo lãi suất thả nỗi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo, khi ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nỗi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhập lãi cho vay của ngân hàng cũng giảm theo. Trong năm 2008, khi đối mặt với lạm phát cao (24%), chính sách tiền tệ đã gây khó khăn cho NH:
- Khi lãi suất cho vay tăng khiến NH phải tăng lãi suất cho vay, lãi suất cho vay tăng quá cao khiến khơng ít doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn kinh doanh e ngại điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của NH.
- Lãi suất quá cao khiến khả năng hoàn trả nợ của các con nợ giảm sút, việc thu hồi nợ của NH khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng làm gia tăng khoản nợ xấu của NH.
- Các khoản nợ khó địi gia tăng khiến NH dè dặt cho vay vốn, tiền không được mang ra lưu thông trở thành những khoản tiền vơ ích, làm tăng chi phí cho NH.
Chúng ta thấy tỷ giá trong thời gian qua biến động lớn, tỷ giá biến động gây ra rủi ro tỷ giá. Hoạt động trong điều kiện tỷ giá biến động trong thời gian qua doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tổn thất ngoại hối đối với các khoản phải thu ngoại tệ như phải thu từ hợp đồng xuất khẩu, từ hoạt động đầu tư tài chính, từ họat động tín dụng…, khoản phải trả ngoại tệ như phải trả từ hợp đồng nhập khẩu, từ hoạt động đầu tư tài chính, từ hoạt động tín dụng…. Rủi ro tỷ giá sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp, tác động đến giá trị doanh nghiệp.
Tóm lại: Nếu ta triển khai các hợp đồng giao sau tài chính mà cụ thể là hợp đồng giao sau lãi suất, hợp đồng giao sau chỉ số trái phiếu và hợp đồng giao sau tiền tệ trên thị trường thì các tổ chức/ cá nhân có thể phịng ngừa được những rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, giúp họ tránh được những tổn thất xảy ra nếu các tổ chức/ cá nhân biết cách phòng ngừa hợp lý. Mặc dù thị trường trái phiếu Việt Nam còn nhỏ, thị trường tiền tệ chưa phát triển, NĐT trên thị trường chưa nhiều nhưng việc phát triển thị trường này là một nhu cầu cấp thiết và khi thị trường đã bắt đầu phát triển hơn chúng ta chắc chắn phải mang hợp đồng giao sau lãi suất, hợp đồng giao sau chỉ số trái phiếu và hợp đồng giao sau tiền tệ vào thị trường.
(Xem chương III - Ứng dụng các hợp đồng giao sau lãi suất, hợp đồng giao sau chỉ số trái phiếu, hợp đồng giao sau tiền tệ trong thực tiễn).
Qua tìm hiểu thực trạng trên thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, lãi suất và tỷ giá trên thị trường tiền tệ ta thấy thị trường này chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy nếu ta tổ chức thị trường giao sau tài chính với tài sản cơ sở trên thị trường này sẽ gây rủi ro lên thị trường giao sau tài chính. Trường hợp ta triển khai hợp đồng giao sau chỉ số cổ phiếu trên sàn giao sau tài chính ta phải có những giải pháp hiệu quả nhằm kiểm soát hiện tượng làm giá trên thị trường cổ phiếu để tránh hiện tượng
chỉ số cổ phiếu được làm giá tăng nhanh/ giảm nhanh vượt xa giá trị thực gây bất lợi cho các đối tượng tham gia trên thị trường giao sau tài chính. Vì vậy, để thị trường giao sau tài chính có thể ra đời được, Việt Nam phải có các giải pháp kiểm sốt hiệu quả trên thị trường tài chính đặc biệt là thị trường cổ phiếu.