TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
3.1. Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật hình sự về tội Vi phạmcác quy định về khai thác và bảo vệ rừng các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường sẽ làm nảy sinh hàng loạt những tội phạm mới như tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thơng tin, sở hữu trí tuệ, tội phạm trong lĩnh vực mơi trường.... Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế thị trường cũng tạo ra những áp lực đối với diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong đó có tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng.
Trong những năm qua và những năm tiếp theo tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ln có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm. Bọn lâm tặc không từ một thủ đoạn nào để khai thác và khai thác cho được những loại gỗ quý hiếm, từ thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bà con vùng đồng bào dân tộc vào rừng chặt thuê gỗ đến thủ đoạn đưa hối lộ và cao hơn nữa là sẵn sàng chống trả quyết liệt với các lực lượng có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.
Hoạt động của bọn tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng khơng mang tính trắng trợn mà sẽ chuyển hướng là lợi dụng các kế hoạch, chính sách kinh tế của Nhà nước để khai thác gỗ trái phép, hoạt động vừa có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, vừa mang tính chuyên nghiệp đồng thời có sự tham gia, “tiếp tay” của các cán bộ Nhà nước.
Cơng tác quản lý kinh tế cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, đặc biệt là quản lý kinh tế lâm nghiệp, quản lý rừng. Cách thức tổ chức và biện pháp quản lý cịn nhiều sơ hở, từ đó tạo điều kiện cho bọn lâm tặc tồn tại, hoạt động. Hệ thống
pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng cịn chưa đầy đủ và hồn thiện, do vậy tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng có khả năng bị bỏ lọt cao.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay thì vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng đã và đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều 29 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường”.
Trên cơ sở đó Điều 175 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về khai thác và bảo vệ rừng.
Mặc dù vậy, Điều 175 BLHS năm 1999 cịn có những điểm chưa được hiểu thống nhất, trong cấu thành cơ bản của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng còn có những tình tiết định lượng, định tính chưa được cụ thể hố. Đã có văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 175 của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng việc áp dụng Điều 175 BLHS trên thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều trường hợp cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tồ án cịn khá lúng túng trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ và phát triển rừng trong pháp luật chuyên ngành (như Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường v. v..) cũng như các văn bản hướng dẫn pháp luật do được ban hành ở các thời điểm khác nhau nên cịn có nhiều
quy định, nhiều đánh giá về mức độ hậu quả của hành vi vi phạm các quy