Tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM các QUY ĐỊNH về KHAI THÁC và bảo vệ RỪNG TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

vệ rừng trong nền kinh tế thị trường Việt Nam

Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, các cơ quan chức năng, đặc biệt là hệ thống các cơ quan tư pháp cũng đã có nhiều thay đổi, cố gắng trong cơng tác đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nhưng tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng vẫn rất phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Một số bộ, ngành, địa phương đặc biệt là các cơ quan kiểm lâm buông lỏng quản lý đối với hoạt động khai thác và bảo vệ rừng, cá biệt có những nơi cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng đã "làm ngơ" hoặc tạo điều kiện cho bọn lâm tặc hoạt động khai thác, vận chuyển và bn bán gỗ trái phép. Tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được tác giả nghiên cứu chủ yếu thông qua số liệu thống kê tội phạm đã được xét xử sơ thẩm trong năm năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2009. Tuy nhiên, khi xem xét số lượng các vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thông qua hoạt động xét xử của ngành Toà án nhân dân chúng ta cũng cần phải chấp nhận những sai số nhất định so với thực tế, đó là các sai số trong thống kê hình sự do có sự khác nhau nhất định về cách thức và phương pháp thống kê của các Tồ án nhân dân địa phương. Ví dụ, ở một vụ án có nhiều bị cáo phạm nhiều tội khác nhau, trong đó có bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, có bị cáo phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nhưng ở TAND tỉnh A lại thống kê vụ án đó trong một tội là tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, TAND tỉnh B lại thống kê vụ án đó trong tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, TAND tỉnh

C lại thống kê vụ án đó trong cả hai tội theo Điều 175 và Điều 165 BLHS..v..v…

2.1.1.Thực trạng của tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Theo số liệu thống kê của ngành Toà án, từ năm 2005 đến năm 2009, Toà án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 681 vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng với số bị cáo là 763. Trung bình hàng năm có hơn 136 vụ với hơn 147 bị cáo. Bảng thống kê dưới đây thể hiện cụ thể số vụ và số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng được xử sơ thẩm trong từng năm (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009 Năm Số vụ Số bị cáo 2005 133 140 2006 71 75 2007 161 186 2008 140 160 2009 176 202 Tổng cộng 681 763

Nguồn: TAND tối cao [32]

Để thấy được mức độ nghiêm trọng của tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chúng ta cần so sánh nó với thực trạng tình hình tội phạm nói chung trong cùng thời gian năm năm qua, từ năm 2005 đến năm 2009 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Số vụ, số bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng so sánh với tội phạm nói chung của từng năm, từ năm 2005 đến năm 2009.

Nhóm tội Năm Tội VPCQĐVKTVBVR (1) Số vụ/ Số bị cáo Tội phạm nói chung (2) Số vụ/ Số bị cáo Tỷ lệ % (1) so với (2) 2005 133/140 55.237/91.224 0,24%/0,15% 2006 71/75 62.116/103.733 0,11%/0,07% 2007 161/186 62.793/107.518 0,25%/0,17% 2008 140/160 63.040/109.338 0,22%/0,14% 2009 176/202 65.462/114.344 0,26%/0,17% Tổng cộng 681/763 308.648/526.157 0,22%/0,14%

Nguồn: TAND tối cao [32]

Từ bảng thống kê trên chúng ta có các biểu đồ so sánh số lượng tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và số lượng tội phạm nói chung trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009 (biểu đồ 2.1); biểu đồ số lượng bị cáo của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và số bị cáo của các tội phạm nói chung trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009 (Biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.1. Số lượng tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và số lượng tội phạm nói chung trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009

Biều đồ 2.2. Số lượng bị cáo của tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và số bị cáo của các tội phạm nói chung trong năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009

Nếu so sánh với tổng số các vụ phạm tội nói chung trong 05 năm từ năm 2005 đến năm 2009 thì số vụ phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ 0,22%. Tỷ lệ này là không lớn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê qua cơng tác xét xử, có nghĩa là vụ việc đã bị phát hiện và xử lý, kẻ phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó cịn có số tội phạm ẩn khơng bị phát hiện vì những lý do khác nhau như do sai sót trong quản lý, điều tra, truy tố của các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc có những vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng đã được phát hiện nhưng bị đình chỉ vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan như:

Về nguyên nhân khách quan, có thể là do chính sách hình sự của Nhà nước ta có những thay đổi nhất định trong từng thời kỳ, có thể là do địa bàn rừng núi, việc thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh tội phạm gặp nhiều khó khăn, đối tượng phạm tội bỏ trốn..v.v..

Về nguyên nhân chủ quan, khả năng nhận thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế. Nhiều vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng cán bộ điều tra, cán bộ kiểm lâm chưa đánh giá hết tính chất vụ việc nên khơng coi đó là vụ án hình sự mà chỉ xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Để thấy rõ được điều này chúng tôi lập bảng 2.3: Số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản so sánh với số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nói chung cũng như số vụ/ số bị can bị xử lý về hình sự trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009

Bảng 2.3. Số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản so sánh với số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng nói chung cũng như số vụ/ số bị can bị xử lý về hình sự trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009

Năm Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng Số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản Số vụ/ Số bị can bị xử lý về hình sự 2007 39.693 25.561 328/332 2008 42.429 26.646 280/221 2009 40.841 27.757 323/207 Tổng cộng 122.963 79.964 931/760 Nguồn: www.kiemlam.org.vn

Theo số liệu thống kê của Cục kiểm lâm (Bảng 2.3), năm 2007 cả nước phát hiện 39.693 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản là 25.561 vụ, chiếm 64,39% tổng số vụ vi phạm. Năm 2008 phát hiện 42.429 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản là 26.464 vụ, chiếm 62,37% tổng số vụ vi phạm. Năm 2009 phát hiện 40.841 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó số vụ vi phạm về khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản là 27.757 vụ, chiếm 67,96% tổng số vụ vi phạm. Trong khi đó số vụ và bị can bị xử lý về hình sự qua các năm là: năm 2007 có 328 vụ/332 bị can, năm 2008 có 280 vụ/221 bị can, năm 2009 có 323 vụ/207 bị can. Các con số kể trên cho thấy, hàng năm số vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là rất lớn, nhưng số vụ bị xử lý về hình sự lại tương đối ít và con số này càng ít hơn nữa khi chúng ta so sánh với số vụ án đã được Toà án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử.

Một phần của tài liệu TỘI VI PHẠM các QUY ĐỊNH về KHAI THÁC và bảo vệ RỪNG TRONG LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w