Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN
3.1.3 Đẩy mạnh việc phát triển và huy động vốn từ thị trường thuê tài chính
Phát triển thị trường thuê tài chính bao gồm cả động sản và BĐS là một cách tốt để hỗ trợ vốn trung và dài hạn cho DN, để làm được điều này cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
Nhà nước, các cơ quan chức năng, các hiệp hội và chính những cơng ty tài chính cần có những hình thức quảng bá rộng rãi về dịch vụ cho thuê tài chính của mình, thơng qua các buổi hội thảo, hội nghị, báo cáo chuyên đề, thông qua các phương tiện thơng tin truyền thơng chính thống, các tạp chí chun ngành … các nội dung cần tuyên truyền như: ý nghĩa, mục đích, lợi ích … của thuê tài chính đặc biệt là thủ tục, quy trình, điều kiện để các DN được thuê tài chính. Nội dung tuyên truyền phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu.
Từng bước sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung các các quy định về hoạt động liên quan đến cho thuê tài chính trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt cần chú ý đến sự đồng bộ giữa các Luật, cụ thể tập trung vào như điểm sau:
Cần sửa đổi sự thiếu đồng bộ trong Nghị định 16/2001/NĐ-CP (NĐ 16) và Luật các tổ chức tín dụng (Luật) trong quy định về chủ thể có thể thực hiện việc cho
thuê tài chính, trong NĐ 16 quy định Công ty cho thuê tài chính là “tổ chức tín
dụng phi ngân hàng”, tuy nhiên trong Luật thì lại quy định “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tồn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan” có nghĩa là bao gồm cả việc cho th tài chính, chính vì có sự bất cập này nên nhiều ngân hàng đã phải lập công ty con với chức năng cho thuê tài chính, điều này tạo sự dè dặt trong việc huy động và cấp vốn từ thị trường thuê tài chính, khiến việc hoạch định CTV của các DN bị ảnh hưởng. theo tác giả nên sửa NĐ 16 để giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính, qua đó nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cường khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tạo công bằng cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Nhà nước cần có những chính sách mở rộng đối tượng th tài chính, khơng chỉ dừng lại ở các động sản giống như trước mà nên bao gồm cả BĐS vào cho thuê tài chính, đặc biệt là Luật tổ chức tín dụng (Điều 73), nên thêm vào đó các BĐS như nhà, đất, căn hộ, văn phòng cho thuê, sẽ chắc chắn sẽ làm cho thị trường biến động theo chiều hướng tốt, vì nhu cầu giao dịch về các loại BĐS này hiện nay là rất lớn, nhưng chưa có chính sách nên các DN và các tổ chức tín dụng như ngân hàng vẫn đứng ngồi cuộc.
Ngồi ra, các quy định về phương thức xử lý, quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản thuê tài chính, các quy định về giải quyết tranh chấp giữa các bên khi bên thuê trả lại tài sản khi chưa kết thúc hợp đồng, … cũng nên được chỉnh sửa cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bằng các cách khác nhau các công ty cho thuê tài chính cố gắng giảm các loại chi phí đầu vào nhằm hạ giá dịch vụ để thu hút khách hàng, vì xét cho cùng đây cũng là một kênh huy động vốn và các DN ln muốn huy động theo kênh nào có chi phí thấp nhất. Mặc dù khi huy động qua kênh th tài chính có độ an tồn cao, tuy nhiên nếu chi phí thấp hơn so với lãi suất ngân hàng thì chắc chắn DN sẽ quan tâm nhiều hơn trong quá trình đi tìm nguồn vốn cho mình.
3.1.4 Đẩy mạnh việc huy động vốn từ kênh “phát hành trái phiếu BĐS”
Trái phiếu cho DN liên quan tới BĐS, trái phiếu DN có kèm quyền mua BĐS hay người ta còn gọi là trái phiếu BĐS, trong thời gian qua trước sự khó khăn của thị trường ngoài các nguồn vốn truyền thống các DN Địa ốc một trong những kênh huy động vốn mới đã được một số doanh nghiệp sử dụng là hình thức huy động này. Hình thức này có ưu điểm rất lớn là người cấp vốn được kèm quyền ưu tiên mua BĐS đồng thời vẫn được hưởng lãi suất của trái phiếu, người huy động vốn thì vừa có vốn vừa bán được sản phẩm, tuy nhiên để thị trường này vận hành tốt hơn tác giả đề nghị những điểm sau đây:
Các DN cần nâng cao hơn nữa hình ảnh của mình trên thị trường, nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu DN và các văn bản liên quan (như Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS …) nhằm có một kiến thức tốt nhất về phát hành chứng khoán, tạo sự minh bạch, rõ ràng cho cách huy động này trong thời chưa có VBPL chính thức về trái phiếu BĐS.
Nhà nước cần hồn thiện khung pháp lý và ban hành các văn bản pháp luật liên quan để hỗ trợ kênh này được tốt hơn, hiện nay một số DN đã và đang sử dụng rất tốt kênh này để tuy nhiên theo nhận xét thì đây là cách “lách luật” để huy động vốn, hiện nay chưa có một văn bản chính thức nào quy định rõ ràng về “trái phiếu BĐS”, vì vậy nhà nước nên có những văn bản chính thức để hướng dẫn thời gian huy động, lãi suất sàn huy động, các điều kiện cơ bản để được huy động, các chế tài khi có tranh chấp xảy ra, … đây là loại trái phiếu kèm theo quyền mua BĐS mà BĐS là một loại quyền rất nhạy cảm theo thị trường, như vậy khi có tranh chấp xảy ra thì cần có những chế tài để vừa bảo vệ các nhà đầu tư cũng như các DN địa ốc. Ngồi ra nhà nước cũng cần có những quy định đối với các tổ chức bảo lãnh, tạo được một hệ thống các tổ chức bảo lãnh mạnh cả về số và chất sẵn sàng hỗ trợ các DN khi có nhu cầu phát hành trái phiếu BĐS, có như vậy trái phiếu BĐS mới trở
thành một kênh hỗ trợ vốn mạnh cho các DN Địa ốc và có như vậy các DN này mới có cơ hội tối đa CTV của mình.