Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC VỐN
3.1.6 Đẩy mạnh sự phát triển của tín dụng ngân hàng đối với các DN địa
Chúng ta vẫn còn nhớ vào thời điểm cuối năm 2009, sau sự hồi phục tạm thời sau khủng hoảng thì bị chững lại do nguồn vốn tín dụng cho thị trường địa ốc bị ngăn lại theo quyết định của Ngân hàng nhà nước nhằm mục đích ổn định thị trường tiền tệ, tuy nhiên đến đầu năm 2010 luồng vốn tín dụng cho thị trường địa ốc được tháo gỡ khi Ngân hàng nhà nước ra chỉ thị cho các ngân hàng phải nhanh chóng hạ lãi suất cho vay, ngay lập tức thị trường địa ốc khởi sắc trở lại. Nói như vậy để thấy là nguồn tài trợ từ ngân hàng vẫn là nguồn tài trợ truyền thống và phổ biến cho các DN địa ốc. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay BĐS là rất ít, đơi khi còn dư nợ cho vay nhưng các ngân hàng vẫn rất thờ ơ với các DN địa ốc, để cải thiện điều này nhà nước cần có những chính sách mở hơn đối với địa ốc trong việc tiếp cận với vốn Ngân hàng, và cũng cần có những chính sách nhằm phát triển các kênh tín dụng cho mình cụ thể như:
Đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại. Để thu hút tiền gửi dài hạn trước hết cần lành mạnh hóa và củng cố hệ thống các ngân hàng thương mại, tạo cho người dân có niềm tin và họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời cần có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp, tạo động lực cho người dân gửi tiết kiệm dài hạn nhằm phát triển hình thức tín dụng ngân hàng.
Phát triển và đa dạng hóa các cơng cụ huy động vốn trung và dài hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu … coi đây là một giải pháp quan trọng để huy động vốn trung và dài hạn. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu, NHNN cần tạo quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại trong việc phát hành các công cụ huy động vốn trung và dài hạn.
Quan tâm nhiều hơn tới việc phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại trên TTCK, thực tế trên TTCK hiện nay có rất ít trái phiếu của các ngân hàng thương mại được giao dịch. Vì vậy, ủy ban chứng khốn nhà nước và ngân hàng nhà nước cần phối hợp để có các biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu trên TTCK nhằm tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho ngân hàng.
Áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, khuyến khích việc huy động vốn trung và dài hạn. Ngân hàng nhà nước cần có các giải pháp hồn thiện các cơng cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hồn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn cho các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu ban hành luật thế chấp tài sản, nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ của các ngân hàng thương mại, đảm bảo việc thu hồi tài sản thể chấp của người đi vay một cách hiệu quả. Bên cạch đó cần thành lập một tổ chức định giá tài sản thống nhất, có đầy đủ năng lực định giá tài sản, đặc biệt là tài sản vơ hình. Qua đó xác định chính xác hơn về giá trị tài sản thế chấp của các DN, tạo điều kiện để các
DN có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng và với một quy mô lớn hơn. Giúp các DN chủ động hơn trong việc xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp.
Các ngân hàng cũng phải tiếp tục cải thiện thủ tục liên quan đến việc vay vốn của DN theo hướng đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn, rút ngắn hơn nữa thời gian xem xét, thẩm định dự án cho vay của DN, nâng cao hơn nữa khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án, đặc biệt là các dự án trung và dài hạn thông qua việc tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại các cán bộ tín dụng.
3.1.7Xây dựng quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT).
Đây là một hình thức gọi vốn cho một dự án BĐS từ các cá nhân, tổ chức khác thông qua việc phát hành các chứng từ có giá như cố phiếu, nói các khác đây là một hình huy động vốn dựa vào uy tín và kinh nghiệm của cơng ty thành lập quỹ đầu tư tín thác BĐS nhằm huy động vốn cho các dự án BĐS, theo đánh giá thì đây là một kênh huy động mang tính khả thi cao, đặc biệt với tình hình hiện nay ở Việt nam thì có nhiều yếu tố thuận lợi để áp dụng mơ hình này. Tuy nhiên để đạt hiệu qua cao cần bắt đầu với những bước sau:
DN và nhà nước cần hướng thị trường đặc biệt là thị trường BĐS theo hướng bền vững, vì thị trường bền vững là một trong những nhân tố để quỹ đầu tư tín thác BĐS có thể phát huy hết hiệu quả của mình.
Chính phủ, mà chủ yếu là BTC và Bộ xây dựng nên sớm ban hành một bộ luật về quỹ đầu tư tín thác BĐS, các luật khác liên quan đến thị trường chứng khoán, thuế… Điều quan trọng là các luật này phải đảm bảo được tính minh bạch về thơng tin cũng như ưu đãi về thuế, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Quỹ này phát triển, tránh việc trùng lặp đan xen giữa các văn bản hướng dẫn này đối với các văn bản hướng dẫn cho TTCK.
Để đạt tính khả thi cao, đồng thời cũng giúp thị trường thận trọng hơn trong việc tiếp cận một kênh đầu tư, kênh huy động mới Chính phủ cần thực hiện theo lộ
trình. Tốt nhất nên xây dựng mơ hình thí điểm trước khi nhân rộng. Nhưng trước hết, việc làm đề án để nghiên cứu sau đó áp dụng thí điểm rồi cuối cùng mới áp dụng đồng loạt.