(Nguồn: VCBS tổng hợp) Trong cơ cấu thị phần ở hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Agribank vẫn đang chiếm ưu thế so với các NHTM khác nhờ quy mô lớn, mạng lưới trải rộng khắp cả nước, có bề dày lịch sử hoạt động và truyền thống quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang giảm dần, từ 23,68% thị phần huy động vốn năm 2007 đến năm 2012 chỉ còn 17,11%, thị phần cho vay cũng giảm tương ứng từ 23,07% xuống còn 18,54%. Điều này cho thấy sức mạnh cạnh tranh của Agribank đang yếu dần khi mà các NHTMCP, NHNNg, NHLD không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nơng thơn, đa dạng hóa các sản phẩm, cơng nghệ, trình độ quản lý... để mở rộng thị phần. Vì thế để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục giữ vững vị trí thống lĩnh của mình là nhiệm vụ hết sức khó khăn được đặt ra với Agribank.
2.1.3.4.Trình độ cơng nghệ.
Trình độ trang thiết bị, máy móc và cơng nghệ là vấn đề sống còn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà Agribank khơng là
ngoại lệ. Theo tính tốn và kinh nghiệm của các NHNNg thì cơng nghệ thơng tin có thể giảm tối đa đến 76% chi phí hoạt động ngân hàng. Đây là con số lý tưởng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn có nhưng địi hịi phải đầu tư rất lớn.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Trong những năm qua, Agribank đã triển khai hàng loạt các dự án cơng nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS (Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế toán khách hàng); Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Cung cấp dịch vụ Mobile Banking (SMS Banking, VnTopup); Dự án tư vấn chiến lược phát triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015; Mua bản quyền Microsoft Office cho toàn hệ thống…
Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking, Thanh tốn hóa đơn, Thương mại điện tử…
Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án IPCAS do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Agribank đã hoàn thành kết nối trực tuyến tồn bộ trên 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên toàn quốc. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.3.5.Nguồn nhân lực.
Yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank so với các NHTM khác chính là vấn đề nhân sự. Hiện nay, Agribank có đội ngũ cán bộ, viên chức gần 42.000 người, chiếm trên 40% cán bộ, viên chức ngành Ngân hàng cả nước. Hàng năm, Agribank đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo bài bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt bổ sung vào các lĩnh vực có tính cạnh tranh cao. Quan tâm đặc biệt đến chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững, Agribank đã đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, viên chức. Tạo bước chuyển mới cho hoạt động đào tạo, vào năm 2010, Agribank đã thành lập Trường Đào tạo cán bộ (Trung tâm Đào tạo trước đây) đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho toàn hệ thống. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, các đối tác nước ngồi, cán bộ nhân viên Agribank còn được tham gia các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng tiên tiến trên thế giới.