1 Hệ số (Doanh Thu/TSCĐ & ĐTTCDH) doanh nghiệp theo ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động M & A tại Việt Nam (Trang 39 - 51)

Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

TỔNG SỐ 1,97 1,88 2,16 2,22 2,31 2,26 1,88 1,84

Nông nghiệp và lâm nghiệp 0,45 0,35 0,39 0,44 0,51 0,56 0,67 0,71

Thuỷ sản 1,40 1,27 1,08 1,01 1,15 1,21 1,59 1,89

Công nghiệp khai thác mỏ 1,57 1,68 1,59 1,42 1,71 2,10 2,11 1,93

Công nghiệp chế biến 1,90 1,90 2,11 2,20 2,30 2,42 2,46 2,48

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

và nước 0,36 0,40 0,42 0,45 0,44 0,43 0,44 0,43

Xây dựng 2,88 2,65 2,85 3,24 2,34 2,09 1,90 1,68

Thương nghiệp; sửa chữa xe có động

cơ, sửa chữa đồ dùng gia đình 10,33 10,39 12,50 16,04 13,87 14,36 12,36 9,53

Khách sạn và nhà hàng 0,34 0,31 0,39 0,43 0,47 0,50 0,49 0,46

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1,25 1,37 1,40 1,32 1,33 1,29 1,26 1,24

Tài chính, tín dụng 0,73 0,61 0,53 0,53 1,01 0,73 0,35 0,33

Hoạt động khoa học và công nghệ 5,00 1,22 2,62 8,60 8,32 8,93 7,33 3,18

Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0,32 0,30 0,51 0,62 0,78 0,79 0,80 0,62

Giáo dục và đào tạo 1,66 2,17 2,22 3,00 2,32 2,58 1,62 1,52

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4,52 3,93 0,69 1,08 1,16 1,12 0,98 0,63

Văn hoá và thể thao 0,30 0,39 1,47 0,49 0,55 0,54 0,42 0,40

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng 0,93 0,64 0,69 1,72 0,80 0,84 0,83 0,95

Hoạt động làm thuê cơng việc gia

đình trong hộ tư nhân 6,10 2,50

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê từ 2000-2007, tính trung bình hệ số Doanh thu / (Tài sản cố định & đầu tư tài chính dài hạn) của các doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối thấp, khoản trên dưới 2, trong đó hơn 40% có hệ số này dưới 1 phần nào cho thấy quy mô nhỏ bé của doanh nghiệp. Những ngành có hệ số trên thấp thường là những ngành có tỷ lệ M&A cao như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng (nông, lâm, ngư nghiệp, khách sạn nhà hàng,…), và năng lượng. Ngành xây dựng tuy có khả quan hơn nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của những năm gần đây khiến cho hệ số này giảm sút qua các năm.

Với địa hình trải dài đặc trưng từ Bắc vào Nam, việc xây dựng hệ thống phân phối riêng độc quyền cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực về vốn và nhân sự quản lý hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phân phối riêng, còn lại phần lớn thông qua đại lý và các cửa hàng bán lẻ tự phát. Hình thức phân phối này khơng đảm bảo tính cam kết của nhà phân phối và có thể dễ dàng chuyển qua nhà cung cấp khác nếu thấy có lợi hơn.

Thêm vào đó các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng đến khâu tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm khiến cho người mua hàng dễ dàng chuyển sang sản phẩm khác mới hơn trong khi chất lượng ngang nhau hay thậm chí kém hơn.

Một điểm đáng lưu ý là với chủ trương thu hút đầu tư nước ngồi, một số chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là về thuế đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước dù đã hoạt động lâu năm vẫn yếu thế hơn so với doanh nghiệp nước ngoài khi họ thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Đặc điểm thứ ba, số lượng công ty hoạt động tăng lên nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực cùng với sự tăng lên trong tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê, Trong vòng 8 năm (2000-2008) số lượng doanh nghiệp tăng lên gần gấp 4 lần từ 42.288 doanh nghiệp

Tổng số DN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm Nghìn 240 200 160 120 80 40 0 206 CAGR 22% 156 131 113 92 72 63 52 42 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

3,176 Số lượng DNNN cổ phần hóa 1,566 548 7 25 Thí điểm 1991-1996Mở rộng

1997 Đẩy mạnhTiến hành ồ ạtHoàn tất1998-2001 2002-2008 2009-2015

(Nguồn: Bộ Ngoại Giao, tổng hợp từ các báo TBKT, ĐT, ND tháng 10/2006; thông tin đề án sắp xếp DNNN 2010-2015 của Bộ Tài Chính)

đến 205.689 doanh nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22%. Trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 95,7%, khu vực FDI khoảng 2,7%. Riêng khu vực kinh tế Nhà Nước là giảm qua các năm và đến

cuối năm 2008 chỉ còn chiếm khoảng 1,6% trên tổng số so với 14% năm 2000, một phần nhỏ giải thể do kinh doanh kém hiệu quả, phần lớn chuyển sang doanh nghiệp ngoài Nhà Nước và chủ yếu là dưới hình thức cơng ty cổ phần có vốn Nhà Nước. Đây chính là điều kiện đặc trưng của M&A giai đoạn đầu.

Tiến trình cổ phần hóa (CPH) Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) được thực hiện từ năm 1991 và được đẩy mạnh từ năm 1998. Giai đoạn thực sự bùng nổ là giai đoạn 2002- 2008 với hơn 3.000 DNNN được CPH trong giai đoạn

này. Đây cũng là giai đoạn tạo sóng của thị trường M&A Việt Nam, đặc biệt là năm 2006-2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khốn. Theo kế hoạch của Chính Phủ, năm 2009-2010 phải tiến hành xong kế hoạch CPH hơn 1.500 DNNN còn lại. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ CPH các DNNN trong giai đoạn 2009-2010 diễn ra chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến hết 2010 vẫn còn khoảng 1.000 DNNN chưa CPH. Theo đề án mới của Chính Phủ thì số DNNN cịn lại sẽ phải tiến hành CPH xong đến hết 2015.

Thươngnghiệp; sửa chữa xe có động… Cơng nghiệp chế biến

Xây dựng Nông nghiệp, lâm nghiệpvà thủy sản

Khách sạn vànhà hàng Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn Tài chính, tín dụng Cơng nghiệp khai thácmỏ

DV phục vụ cá nhân vàcộng đồng;… Văn hoá và thể thao

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và…

Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2000

(ngàn)

0 5 10 15 20 Thương nghiệp; sửa chữa xe có động…

Cơng nghiệp chế biến

Xây dựng Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

Khách sạn vànhà hàng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và… Nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tài chính, tín dụng Cơng nghiệp khai thácmỏ

Giáo dục và đào tạo

DV phục vụ cá nhân vàcộng đồng;…

Văn hoá và thể thao Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2007

(ngàn)

0 20 40 60

Về cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, tuy số lượng doanh nghiệp trong các ngành sản xuất công nghiệp vẫn chiếm ưu thế, nhưng so với năm 2000, năm 2007 có sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp của một số ngành, đặc biệt là ngành năng lượng, dịch vụ tư vấn, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc. Đây là những ngành có số lượng thuơng vụ M&A tăng tương đối trong những năm vừa qua. Phần sau sẽ đi vào phân tích sâu hơn từng ngành tiêu biểu của M&A tại Việt Nam.

Hình 2.2 - Số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế năm 2000 và 2007(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

2.2.1.2 M&A một số n gành đặc trưng

a) Năng lượng

D

ầu khí

Ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam bắt đầu từ năm 1959 nhưng chỉ khi liên doanh Vietsovpetro được thành lập vào những năm 1990 mới thực sự đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Sau gần 20 năm phát triển, cơng nghiệp dầu khí trong nước vẫn chỉ mới dừng ở thăm dị và khai thác ngun liệu thơ

để xuất khẩu, mọi sản phầm từ dầu khí đều phải nhập khẩu. Với việc nhà máy lọc dầu Dung Quất mới đi vào hoạt động gần đây, ngành cơng nghiệp dầu khí mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ dầu thô phục vụ một phần nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu và định hướng mở rộng thêm trong vòng 5-10 năm tới với việc hình thành nhà máy lọc dầu mới và đầu tư khai thác các mỏ dầu ở các

Sản lượng điện sản xuất (tỷ kwh) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

nước khác (Malaysia, Indonesia, Algeria, Iraq, Mongolia, Venezuela và Kazakhstan).

Tuy trữ lượng so với các nước lớn như OPEC, Nga,… là không đáng kể nhưng Việt Nam vẫn đang trong quá trình thăm dị phát hiện những mỏ dầu mới, thêm vào đó năng lực khai thác còn hạn chế với tỷ lệ dự trữ/khai thác cao (27,5 đối với dầu và 28,5 đối với khí gas năm 2007), khiến cho ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam trở nên khá hấp dẫn và thu hút nhiều sự quan tâm của thế giới. Tuy nhiên do là nguồn năng lượng quý và có hạn nên việc thăm dị và khai thác vẫn nằm dưới sự kiểm sốt của Chính Phủ nhưng có mở rộng trong một số lĩnh vực con của ngành bao gồm lĩnh vực cung cấp dịch vụ và thiết bị ngành dầu khí, dịch vụ thương mại liên quan đến dầu khí.

Một số thương vụ M&A trong ngành dầu khí

Ngày Cơng ty thâu tóm Cơng ty mục tiêu Tỷ lệ sở hữu

12/2008 Tập Đồn Dầu Khí Rusvietpetro 98%

03/2009 MOTUL Lubricants Group Vilube 70%

05/2009 Pan Pacific Premier Oil Vietnam 15%

06/2009 Cty CP Bảo Hiểm Dầu Khí Cty CP Đầu Tư Phát Triển Gas Đô Thị 10%

Năng lượng điện

Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, Việt Nam có ba nguồn năng lượng chính để sản xuất điện bao gồm dầu khí, than đá, và thủy điện, trong đó thủy điện và nhiệt điện dầu khí mỗi loại

chiếm hơn 35% sản lượng đầu ra của cả nước, nhiệt điện than chiếm hơn 15%. Với

1989 1990

nhu cầu điện hàng năm tăng 16-17%, mức tăng trung bình hàng năm 12% sản lượng điện sản xuất không đủ để đáp ứng dẫn đến việc thiếu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy mà xu hướng tiếp tục đầu tư phát triển ngành điện đặc biệt là khâu sản xuất là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển ngành.

Điện lực là một trong những ngành có yếu tố cạnh tranh kém do nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong tất cả các khâu khi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trực thuộc Bộ Công Thương quản lý chi phối 74% khâu sản xuất, 100% khâu truyền tải và 95% khâu phân phối điện năng. Các công ty sản xuất điện phải bán toàn bộ điện sản xuất ra cho EVN theo giá ấn định, các công ty phân phối cũng phải mua lại điện của EVN theo giá do EVN ấn định. Tuy vậy, do đầu tư vào khâu sản xuất điện có lợi nhuận tương đối hấp dẫn, một phần do cung không đủ cầu nên sản lượng sản xuất ra luôn được tiêu thụ 100%, một phần do chi phí đầu tư khơng quá cao nên khâu sản xuất điện vẫn được xem là điểm đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, nếu ngành điện lực, cụ thể là EVN có thể thực hiện tái cấu trúc lại ngành, giảm bớt tính độc quyền sẽ tạo động lực lớn cho việc phát triển ngành, là cơ sở để M&A trong lĩnh vực này phát triển.

Một số thương vụ M&A trong ngành điện

Ngày Cơng ty thâu tóm Cơng ty mục tiêu Tỷ lệ sở hữu Triệu USD

03/2009 Cty CP Tài Chính EVN Cty CP Thủy Điện Thác Bà 21% -

05/2009 Cty CP Nhiệt Điện Phả Lại Cty CP Nhiệt Điện Quảng Ninh 15% 40

b) Tài chính

Ngân hàng

Ngành ngân hàng mới thực sự được hình thành từ sau công cuộc đổi mới năm 1986 bởi trước đó tồn bộ hoạt động tài chính trong nền kinh tế do duy nhất Ngân hàng Nhà Nước quản lý với vai trò kiêm nhiệm vừa là Ngân hàng Trung Ương vừa là Ngân Hàng Thương Mại. Đặc biệt những năm đầu thập niên 1990 là sự bùng nổ các NHTMCP với sự cho phép của Nhà Nước cùng với nhiều thay đổi quan trọng trong

3000 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Biểu đồ tăng trưởng tín dụng

2000-2010E CAGR (cho vay) 33%

2500

CAGR (tiền gửi) 39%

2000 1500 1000 500 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cho vay ( nghìn tỷ đồng)

% tăng trưởng cho vay Tổng tiền gửi ( nghìn tỷ đồng)% tăng trưởng tiền gửi

(Nguồn: Thống kê của ADB từ 2000-2009; Số ước tính của SBV năm 2010)

các chính sách tín dụng. Tuy nhiên nửa cuối thập niên 1990 và đầu 2000 là thời gian trầm lắng do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Giai đoạn từ 2005-2008 có sự phục hồi mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và bất động sản. Thêm vào đó là sự xuất hiện của 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài lần đầu tiên theo cam kết WTO. (Xem tóm tắt những bước tiến quan trọng của ngành ngân hàng trong phụ lục 5)

Dù đã có sự xuất hiện của nhiều loại hình ngân hàng với số lượng tăng lên nhanh chóng, nhưng các NHNN và NHTM có vốn cổ phần Nhà nước vẫn chiếm thị phần ưu thế khoảng 50% do có nguồn vốn lớn từ ngân sách Nhà Nước và CPH đồng thời đã thâm nhập thị trường nhiều năm. Các NHTMCP có số lượng nhiều nhất chiếm khoảng 30% thị trường, còn lại là các Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác.

Tốc độ tăng trưởng cho vay và tiền gửi bình quân 2000- 2010 tương ứng 33% và 39% là khá nhanh nếu tính cả giai đoạn suy giảm sau khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997. Đặc biệt năm

2007 được xem là năm đáng ghi nhận của ngành khi cả huy động và cho vay đều tăng cao so với các năm truớc đó. Cụ thể trong năm 2007 dư nợ cho vay tăng 50% và tiển gửi tăng 54%. (Xem số liệu chi tiết trong phụ lục 6)

Năm 2007 là năm tăng trưởng nóng của ngành. Sự phát triển của thị trường chứng khốn và bong bóng bất động sản dẫn đến nhu cầu vay vốn đầu tư tăng mạnh. Bên

cạnh đó, để chuẩn bị đối phó với sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng càng đua nhau mở rộng thị phần. Chính sự bùng nổ này đã dẫn đến việc hình thành các ngân hàng mới và hàng loạt các chi nhánh ngân hàng vào đầu năm 2008. Tuy nhiên ngay sau đó trong năm 2008 do lo ngại trước nguy cơ lạm phát cao (ở mức 2 con số), Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành nhiều biện pháp kiểm soát chặt thị trường tín dụng nhằm kiểm sốt lạm phát dẫn đến tình trạng thiếu hụt tạm thời vốn trong lưu thơng, hậu quả là lãi suất tăng nóng và tăng trưởng tín dụng cho vay giảm sút nhanh chóng so với năm 2007 đã làm cho khơng ít Ngân Hàng gặp khó khăn. Đến Q 3-2008 khi khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn thế giới kéo theo khủng hoảng kinh tế đã làm tình hình càng thêm trầm trọng. Ngồi ra quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng khiến một số ngân hàng nhỏ gặp khơng ít khó khăn và nhu cầu M&A vì thế cũng tăng theo. Trên thực tế năm 2008 số lượng các thương vụ trong lĩnh vực tài chính bao gồm và chủ yếu là ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các thương vụ M&A. Sang đầu năm 2009 số lượng M&A trong lĩnh vực này tuy có giảm do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính kéo dài nhưng với quy định vốn điều lệ không dưới 3.000 tỷ áp dụng năm 2010 và sự hồi phục gần đây của thị trường chứng khốn thì có rất nhiều khả năng M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng trở lại.

Một số thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Ngày Cơng ty thâu tóm Cơng ty mục tiêu Tỷ lệ sở hữu Triệu USD

02/2007 Deutsche Bank Habubank 20% -

06/2007 HSBC Techcombank 15% -

11/2007 Sumitomo Eximbank 15% 225

02/2008 BNP Paribas SA Ngân hàng TMCP Phương Đông 20% -

03/2008 Malayan Banking Berhard Ngân Hàng TMCP An Bình 15% 103

05/2008 Standard Chartered Bank Ngân Hàng Á Châu 15% 135

08/2008 France’s Société Générale SeABank 15% -

10/2008 Tập Đồn Dầu Khí Ocean Bank 20% 24

10/2008 United Overseas Bank Ngân Hàng TMCP Phương Nam 15% 15,6

12/2008 Viettel Ngân Hàng TMCP Quân Đội 15% -

1400 VNIndex 1200 -21% +58% 1000 800 +166% -69% 600 +133% 400 200 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Nguồn: Sở GDCK Tp.HCM) Tốc độ tăng trưởng Số Cty CK Khối lượng CK niêm yết 470% 390% 310% 230% 150% 70% -10% 200220032004 200520062007 200820092010

(Nguồn: Sở GDCK Tp.HCM và Hà nội, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước)

Ch

ứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ kể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động M & A tại Việt Nam (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w