2.3.1ề nguồn vốn cho vay hộ nghèo
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh trong những năm qua ngoài nguồn vốn nhận từ NHNo tỉnh cịn có nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, nguồn vốn ngân sách địa phương (ngân sách huyện ,tỉnh), nguồn vốn huy động của dân cư. Trong đó nguồn vốn của Trung ương đóng vai trị chủ đạo. Do NHCSXH là ngân hàng để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm mục tiêu XĐGN khơng vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người nghèo về lãi suất, điều kiện, thủ tục và thời hạn nên nguồn vốn Trung ương chiếm số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc cho người nghèo vay với lãi suất thấp. Bởi vì muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi suất thì nguồn vốn của ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn rẻ phải chiếm số lượng lớn mới đảm bảo điều kiện cho NHCSXH cho vay đúng đối tượng. Đến ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 309,9 tỷ đồng, thì nguồn vốn Trung ương là 271,9 tỷ đồng chiếm 87,7% tổng nguồn vốn.
Tây Ninh đến ngày 31/12/ 2009 8.4% 3.9% 0.0% NVTW NVĐP NVHĐTWCBLS NVHĐTCĐNN 87.7%
Trong 4 năm (2006-2009), nguồn vốn cho vay hộ nghèo không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân dư nghèo ở nông thôn.
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh từ 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng, % S
T T
Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I Tổng nguồn vốn 293 422,6 583,2 755,4 1 Nguồn vốn hộnghèo 214,2 78,5 244,9 58 275 47,2 309,9 41 Trong đó: 1.1 Nguồn vốn TW 193,2 90,2 216,9 89 242 88 271,9 87,7 1.2 Nguồn vốn ĐP 10 4,7 17 6,9 22 8 26 8,4 1.3 Vốn HĐ - Vốn HĐ được TW cấp bù lãi suất 11 5,1 11 4,1 11 4 12 3,9 -Vốn huy động
trong hộ nghèo & các đối tượng chính sách khác
0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Tây Ninh)
Chú thích:
1. NVTW: Nguồn vốn Trung ương 2. NVĐP: Nguồn vốn địa phương
3. NVHĐTWCBLS: Nguồn vốn huy động Trung ương cấp bù lãi suất 4. NVHDTCĐNN: Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo
Qua bảng 2.5 kết quả nguồn vốn trên cho thấy: tính đến năm 2009, nguồn vốn cho vay hộ nghèo đã tăng 1,46 lần so năm 2006, chiếm 41% tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu là nguồn vốn của Trung ương và nguồn vốn này tăng nhanh, nguồn vốn địa phương có tăng nhưng khơng đáng kể, chỉ tăng 16 tỷ (2009 so năm 2006), vì vậy muốn mở rộng cho vay hộ nghèo một mặt phải có nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nhưng mặt khác cần khai thác tối đa nguồn vốn tại địa phương. Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn huy động là thấp nhất do mức huy động bị khống chế của của ngân hàng cấp trên. Cụ thể năm 2006, 2007, 2008, chỉ tiêu giao huy động là 11 tỷ đồng, năm 2009 là 12 tỷ, do cho vay với giá rẻ trong khi đó trả lãi suất huy động cao nên hàng năm ngân hàng cấp trên phải cấp bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách, nhưng nguồn ngân sách có hạn, nếu cấp bù chênh lệch lãi suất cho tồn hệ thống NHCSXH thì chi phí cấp bù rất cao. Bên cạnh đó việc huy động trong cộng đồng người nghèo và các đối tượng chính sách khác cịn hạn chế. Bởi vì, bản thân người nghèo, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (đa số là khó khăn về tài chính) thường thì ít có khoản thu nhập dư ra, nếu có dư chút ít cũng khơng đủ đáp ứng nhu cầu bức thiết, nhu cầu phải trang trải chi phí trong cuộc sống.
Nguồn vốn có nguồn gốc chủ yếu từ ngân sách nhà nước (vốn cân đối từ Trung ương, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương), không thực hiện nguồn vốn khác trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, hạn chế mức huy động tiết kiệm (do phải cấp bù chênh lệch lãi suất). Đây là tồn tại lớn nhất hiện nay cần phải có giải pháp khắc phục. Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng ngân hàng là một tổ chức
tài chính trung gian sinh ra để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rổi để thiết lập quỹ cho vay mới có tính ổn định và bền vững, tuy nhiên lãi suất cho vay phải đảm bảo bù đắp chi phí, vì vậy lãi suất cho vay khơng nên q thấp như hiện nay. Trong những năm qua có sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua chính sách cấp bù lãi suất và tổ chức đầu tư vào những dự án, chương trình theo chỉ định của Chính phủ nên Chi nhánh NHCSXH nói riêng tồn hệ thống nói chung khơng gặp khó khăn lắm, nhưng bắt đầu từ tháng 1 năm 2010 (Theo công văn số 1313B/NHCSXH-KT ngày
07/05/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn khốn tài chính trong hệ thống NHCSXH; căn cứ thông báo số 1167/NHCSXH-KT ngày 24/05/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc tạm giao đơn giá tiền lương năm 2010) phải trả
phí sử dụng nguồn vốn từ Trung ương là 3%/ năm nên lãi suất cho vay phải điều chỉnh lại cho hợp lý.
2.3.2Phương thức cho vay hộ nghèo
NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác thơng qua các tổ chức chính trị- xã hội như HPN, HND, HCCB, HĐTN theo hợp đồng ủy thác. Việc bình xét đối tượng vay, số tiền vay, thời hạn cho vay do tổ TK&VV và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu nợ trực tiếp đến từng hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi thu nợ gốc tại điểm giao dịch xã đối với những xã có điểm giao dịch (theo quy định trụ sở UBND xã cách NHCSXH trên 3 km), đối với những xã khơng có điểm giao dịch thì đến tại trụ sở ngân hàng. NHCSXH thực hiện thu lãi hàng tháng; thu gốc theo phân kỳ trả nợ (áp dụng đối với những món nợ vay trung và dài hạn). Đến ngày 31/12/2009 tổng dư nợ ủy thác cho vay thơng qua 4 đồn thể là: 290,010 tỷ đồng.
Bảng 2.6 Tình hình cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh Đơn vị: Tổ, tỷ đồng, % STT Tên tổ chức chính trị nhận ủy thác Số tổ TK& VV đang quản lý Dư nợ Tổng dư nợ Nợ quá hạn 1 Hội Nông dân 1.732 196,958 1,01
2 Hội Phụ nữ 628 71,472 0,56
3 Hội Cực chiến binh 123 13,959 0,1 4 Hội Đoàn Thanh niên 67 7,621 0,12
Cộng 2.550 290,010 1,79
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Tây Ninh)
Trong thời gian qua họat động ủy thác vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là cơng tác tập huấn cho cán bộ hội và các tổ TK&VV cịn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao, năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế, một số tổ trưởng chưa nắm vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong q trình hoạt động gặp nhiều khó khăn, các tổ chức chính trị nhận ủy thác chưa làm hết trách nhiệm của mình, khơng thể hiện tính cơng bằng trong q trình bình xét cho vay hộ nghèo, vẫn cịn hiện tượng chia đều nguồn vốn cho vay, cho vay bằng nhau về số tiền mà không căn cứ cụ thể nhu cầu vay vốn của khách hàng về mục đích vay. Cơng tác tun truyền chưa được quan tâm đúng mức, công tác kiểm tra hoạt động của tổ và đối chiếu hộ vay không thường xuyên, liên tục, điều này dễ dẫn đến tổ trưởng tổ TK& VV chiếm dụng vốn vay, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, số lượng kiểm tra còn hạn chế.
2.3.3ề hoạt động cho cho vay hộ nghèo
Đối tượng cho vay
Do NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực XĐGN nên đối tượng cho vay là những hộ gia đình nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn SXKD.
Điều kiện vay vốn
NHCSXH xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các điều kiện sau: có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có
tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn nghèo do BLĐTB&XH công bố từng thời kỳ; hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn, nhưng phải là thành viên tổ TK&VV, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã; chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng. NHCSXH chỉ cho vay những hộ gia đình nghèo khơng cịn nợ vay các tổ chức tài chính, tín dụng và ngân hàng khác, nhưng hiện nay thì số hộ nghèo vay ngân hàng khác khơng ít nhưng Chi nhánh NHCSXH chưa kiểm tra chặt chẽ vấn đề này, do cho vay không đáp ứng nhu cầu xin vay nên họ không đủ nguồn vốn để SXKD bắt buộc họ phải vay thêm từ các ngân hàng khác và phải chịu lãi suất cao, nếu SXKD thua lỗ thì nợ chồng nợ dễ dẫn đến rủi ro cao là chuyện bình thường.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay; chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi, nhưng không quá 60 tháng; khả năng trả nợ của hộ vay; nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Cho vay ngắn hạn 12 tháng, trung hạn tối đa 60 tháng, dài hạn cho những món vay trên 60 tháng. Ngồi ra NHCSXH có điểm khác biệt so với NHTM là áp dụng hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộ gia đình thốt khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Chính vì áp dụng hình thức cho vay lưu vụ nên xảy ra tình trạng có những món vay dư nợ/hộ q thấp. Cụ thể đến ngày 31/12/2009 dự nợ 1 triệu đồng/ hộ với tổng số món là: 1.119 món; 2 triệu : 3.483 món; 3tr: 3.670 món; 4 triệu: 8.191 món, trong khi đó hiện nay dư nợ bình qn 1 hộ là 7 triệu/hộ. Đa số những món vay này chủ yếu là vay vào năm 1996, 1997, 1998,…,2003 là nhiều. Điều này cho thấy sử dụng vốn vay khơng có hiệu quả, khơng sử dụng vốn đúng mục đích hoặc thiếu sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương và NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh đối với các món đã vay có dư nợ quá thấp.
Lãi suất cho vay
Thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất trong phạm vi cả nước. NHCSXH cho vay hộ nghèo với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Mức lãi suất cho vay hiện nay là 0,65%/ tháng, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
Mức cho vay
Mức cho vay đối với hộ nghèo được xác định được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn; vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay được điều chỉnh tăng dần cho phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH và khả năng sử dụng vốn vay của hộ nghèo, mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng đối với các hộ chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nghề thủ cơng…
Quy trình thủ tục cho vay
- Đối với hộ nghèo: tự nguyện gia nhập tổ TK& VV; hộ nghèo viết giấy đề nghị vay
vốn (theo mẫu 01/TD in sẳn do NHCSXH cấp) gửi tổ TK& VV; khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu khơng có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dán trên sổ vay vốn để nhận tiền vay.
- Đối với tổ TK& VV: nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo; tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã. Tại cấp xã Ban XĐGN nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng; thông báo kết quả phê duyệt
Trang 50
danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.
Sơ đồ 2.2 Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo
Chú thích:
1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xố đói giảm nghèo và UBND xã.
3. Ban Xố đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
Trang 51
5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thơng báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.
7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn. Kết quả cho vay
Trong giai đoạn (2006-2009) với sự nỗ lực của chính mình, với sự cộng tác, giúp đỡ của các ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp Chi nhánh NHCSXH đã gặt hái được một số kết quả khả quan. Tính đến ngày 31/12/2009 dư nợ cho vay hộ nghèo 290,010 tỷ đồng, tăng 15,09 tỷ đồng so năm 2008, tăng so với khi mới thành lập là 219,952 tỷ đồng (tăng gấp 290,010/70,058= 4,02 lần sao năm 2003). Trong đó: dư nợ cho vay hộ nghèo tại các xã thuộc khu vực vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2007 là 60,343 tỷ, chiếm 20,8% trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo; dư nợ cho vay hộ nghèo là dân tộc thiểu số 3,523 tỷ đồng, chiếm 1,2 % trong tổng dư nợ; nợ quá hạn 5,182 tỷ đồng, tỷ lệ 1,79% trên tổng dư nợ. Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh có sự tăng trưởng qua các năm. Mức cho vay bình qn/hộ khơng ngừng tăng lên từ 5,58 triệu năm 2006 lên 7,08 triệu đồng/ hộ cuối năm 2009. Điều này cho thấy việc cho vay ngày càng đáp ứng nhu cầu thực tế cho hộ nghèo. Đến ngày 31/12/2009 có 40.921 hộ nghèo còn đang dư nợ, tăng 3.302 hộ so năm 2006.
Bảng 2.7. Kết quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh từ năm 2006-2009
Đơn vị: Tỷ đồng, %, hộ Chỉ tiêu T.hiện
2006 T.hiện2007 T.hiện 2008 T.hiện 2009 Tổngcộng 1- DSCV trong năm 69,164 66,088 67,258 46,961 249,471
2- DSTN trong năm 22,575 31,125 37,167 30,846 121,713
3- Dư nợ cuối năm 209,995 244,958 274,920 290,010 290,010
Trong đó: % Nợ quá hạn 1,65 1,77 2,35 1,79 1,79 % Nợ khoanh 1,42 0.95 0,29 1,19 1,19 4- Số hộ dư nợ 37.619 40.343 41.566 40.921 40.921 Dư nợ bình quân 1 hộ 5,58 6,07 6,61 7,08 7,08 5- Số tổ dư nợ 1.373 1.649 2.044 2.550 2.550 6- Số lượt hộ vay vốn 11.188 10.270 8.557 5.584 35.599
7- Số hộ thoát nghèo lũy kế 8.769 9.286 10.925 11.827 11.827