- Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến
6 Tiền gởi tiết
3.5 Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ACB phát huy hiệu quả.
của ACB phát huy hiệu quả.
Để mơ hình XHTD cá nhân phát huy hiệu quả cao nhất thì bên cạnh các đề xuất sửa đổi mơ hình XHTD cá nhân như trình bày tại Mục 3.3 chương III, thì yếu tố về con người như trình độ chun mơn, khả năng phân tích của cán bộ nghiệp vụ là rất quan trọng, do đó ACB vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD cá nhân nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp pháp huy hiệu quả cho hệ thống XHTD cá nhân của ACB, bao gồm:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay trước, trong và sau khi giải ngân. Thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đôn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tuân thủ pháp luật về kế
toán, kiểm toán và sổ sách chứng từ kinh doanh. Kết quả chấm điểm XHTD phụ thuộc nhiều vào chứng từ, sổ sách kế toán mà khách hàng cung cấp.
b)Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bào cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng.
c) Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chuyên môn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khơng có phương pháp và cơng cụ phân tích nào có thể hồn tồn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.
d)Nâng cao nhận thức của các nhà quản trị về vai trị của cơng cụ XHTD đối với phịng ngửa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an tồn, trích lập dự phịng rủi ro.
e) Kiến nghị các cơ quan nhà nước như Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính cần phải xây dựng các chuẩn mực kế tốn về tiêu chuẩn cơng nhận chi phí, doanh thu nhất là đối loại hình kinh doanh cá thể hiện nay ( hiện vẫn mang hình thức thuế khốn, và việc tính thuế chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thuế).
f) Kiến nghị đối với NHNN:
+ Chỉnh sửa, bổ sung hồn thiện đồng bộ cơ chế chính sách về tín dụng đặc biệt về tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện cho các TCTD đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng tiêu dùng như; mở rộng đối tượng được tiếp cận với vốn tín dụng tiêu dùng. Đồng thời chủ động phối hợp với các bộ,
ngành để xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến cơng tác tín dụng tiêu dùng, như hồ sơ thủ tục, cơ chế xử lý...
+ Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) phải phát huy tính hiệu quả, chính xác và kịp thời về thơng tin tín dụng của khách hàng, do đó Ngân hàng nhà nước cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để Trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thơng tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
Kết luận chương III
Với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng như là xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hồn thiện và tn thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mơ; nâng cao vai trị của cơng tác kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ cũng là đòi hỏi bức thiết, nhất là XHTD nội bộ dành cho khách hàng cá nhân.
Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã cố gắng xây dựng mơ hình chấm điểm XHTD áp dụng cho nhóm khách hàng cá nhân dựa trên những phân tích mơ hình đang áp dụng thử tại ACB. Đề tài nghiên cứu có tham khảo những tiến bộ của các mơ hình chấm điểm của các cơng trình nghiên cứu, các tổ chức tín nhiệm quốc tế và trong nước làm cơ sở đề xuất cho những sửa đổi bổ sung góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân của ACB. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống XHTD cá nhân, khơng thể thiếu sự hỗ trợ về chính sách và cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước và các Cơ quan ban ngành liên quan.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân của ACB” đã giải quyết được các đề sau:
a) Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thơng qua hệ thống XHTD khách hàng cá nhân của NHTM.
b) Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD cá nhân đang áp dụng thử nghiệm tại ACB, qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Bằng cách đối chiếu với các mơ hình chấm điểm XHTD của các nghiên cứu về xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn chun mơn và tìm hiểu các nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, từ đó đề tài nghiên cứu đề ra những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân của ACB.
c) Nghiên cứu này cũng đưa được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD cá nhân của ACB phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Vấn đề hồn thiện mơ hình XHTD nói chung và chấm điểm XHTD cá nhân nói riêng đang và sẽ được các NHTM quan tâm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng cơng tác tín dụng của ngân hàng mình, đây chính là thuận lợi giúp đề tài này có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu trong tương lai.