3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
3.3.8 Giải pháp 8: Nâng cao năng lực quản lý
ACB cần nhanh chóng xây dựng một cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự quản lý một cách công khai, minh bạch và khoa học hơn. Các tiêu chí để lựa chọn
Khác, 5%
nhân sự quản lý phải theo khung năng lực tồn diện. Bên cạnh đó, ACB cũng cần phải xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng nhân sự quản lý nguồn nhằm đảm bảo tính kế thừa liên tục, tránh gây ra những xáo trộn khơng cần thiết khi có những biến động về nhân sự quản lý, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của toàn ngân hàng.
Một trong những điểm yếu của đội ngũ ban lãnh đạo ACB là kinh nghiệm quản lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại cũng như kinh nghiệm sử dụng các công cụ quản lý tài chính-ngân hàng hiện đại và đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro. Để khắc phục các điểm yếu này, ngồi việc tự tích lũy kinh nghiệm theo thời gian thì bản thân các lãnh đạo cũng phải tích cực học tập, nghiên cứu để trang bị cho mình những kiến thức cũng như nhũng kỹ năng quản lý cần thiết. ACB có thể tổ chức những khóa đào tạo riêng cho các cấp quản lý mà giảng viên được mời từ các ngân hàng danh tiếng của nước ngoài, các chuyên gia tư vấn của nước ngoài am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trong mảng nghiệp vụ mà ngân hàng quan tâm.
Các khóa đào tạo này cần đặc biệt chú trọng đến xu thế mới trong sự phát triển của ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng trong nước, khu vực và thế giới, nhất là xu thế về sự thay đổi trong danh mục tài sản của một ngân hàng thương mại, vấn đề quản trị rủi ro và các kiến thức tài chính cao cấp như các công cụ phái sinh, quản trị rủi ro…Xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo đủ tầm để chủ động hội nhập là điều kiện quan trọng để ACB có thể thành cơng trong cạnh tranh.
Cao đẳng & Trung
cấp, 8% Khác, 5%
Cao đẳng & Trung cấp, 5%
Đại học & Trên đại học, 87%
Đại học & Trên đại học, 93%
Hình 3.3: Cơ cấu về trình độ nguồn nhân lực hiện nay nên thay đổi đến năm 2020.
3.3.8.2. Nâng cao chất l ư ợ n g v à hiệu q uả công t á c điề u hành
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành hoạt động thường xuyên của ngân hàng, ACB cần phải thực hiện việc phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên ban điều hành và thực hiện sắp xếp lại mơ hình tổ chức các phịng ban hội sở theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho sự điều hành minh bạch, thông suốt.
Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các công cụ quản lý bao gồm:
+ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo sự thông suốt của các luồng thông tin từ các cấp về ban điều hành và ngược lại. ACB cần tập trung xây dựng hệ thống quản lý thông tin điện tử. Đây là hệ thống quản lý hiện đại, hiệu quả đảm bảo sự nhanh chóng, thơng suốt và an tồn của các luồng thơng tin nội bộ cũng như việc tiếp cận và xử lý các luồng thơng tin từ bên ngồi. Hệ thống thông tin quản lý được nâng cao về chất lượng sẽ góp phần nâng cao năng lực xử lý thơng tin và ra quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng.
+ Hoàn thiện việc thiết kế và sử dụng các mẫu báo cáo phù hợp nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như các biến động của thị trường để phục vụ cho vệc ra quyết định của ban điều hành. Đặc biệt chú trọng đến các báo cáo phục vụ công tác quản trị rủi ro.
+ Cần bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về an toàn và hiệu quả trong toàn ngân hàng. ACB phải nhanh chóng triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9000-2001 ở tất cả các nghiệp vụ và tại tất cả kênh phân phối của ngân hàng.
+ Tăng cường giám sát và kiểm sốt thơng qua vai trò của phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ và thực hiện nghiêm túc cơng tác kiểm tốn độc lập hàng năm. Đối với phịng kiểm tra - kiểm sốt nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị và bộ phận kiểm toán nội bộ cần cải thiện chất lượng nhân sự và bổ sung thêm nhân sự cho các bộ phận này.
3.4. KIẾN NGHỊ.
3.4.1. Kiến nghị với nhà nước.
3.4.1.1. X â y d ựn g NHNN Việt Nam t r ở t hành một NHTW hiện đ ạ i .
Năm 2003 luật NHNN Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng khơng có gì ảnh hưởng tới mơ hình của NHNN Việt Nam. Những hạn chế của mơ hình này đã tác động tới quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy phải tiếp tục sửa đổi luật NHNN Việt Nam để mơ hình NHNN Việt Nam phải là một NHTW thật sự, thích hợp với một quốc gia có nền kinh tế thị trường hội nhập.
3.4.1.2. Xây d ựn g l uậ t về Tổ chức ki nh do anh tiề n tệ t ha y c h o l uậ t các TCTD hiện hành. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kiến nghị việc xây dựng các Luật chuyên
ngành cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ theo hướng sau: - Tách biệt Luật các TCTD thành các Luật riêng biệt:
+ Luật NHTM: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các NHTM
+ Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính khơng phải là NHTM nhưng có kinh doanh tiền tệ.
- Đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ.
+ Bỏ hẳn cơ chế xin cho, nếu cơ chế đó khơng ảnh hưởng tới việc kinh doanh mà NHNN cần quản lý.
+ Quy định rõ ràng nội dung được phép kinh doanh (hoặc bị cấm kinh doanh) để không dẫn tới việc vi phạm pháp luật của tổ chức kinh doanh do tính khơng rõ ràng của pháp luật.
+ Hạn chế tình trạng để nhiều “khoảng hở” của Luật cho Chính phủ hoặc NHNN hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước khác hướng dẫn.
+ Áp dụng các quy phạm quốc tế để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bình đẳng trong thực hiện và cơng bằng khi áp dụng chuẩn mực đánh giá.
3.4.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan.
- Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hồn tồn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hồn tồn các giao dịch vãng lai).
- Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hốn đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…
- Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với
điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.
- Nâng cao cơng tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mơ hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ tiền tệ khác
- Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.
- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trên cơ sở quan điểm, định hướng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2020, đề tài chỉ ra tám nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Trong đó tập trung vào bốn giải pháp lớn sau; Giải pháp về vốn, giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng; giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ; giải pháp về công nghệ và giải pháp về nguồn nhân lực. Các giải pháp kiến nghị đều xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động ngân hàng Á Châu ở Việt Nam.
Những giải pháp đề tài đề nghị cùng những kế hoạch thực hiện giải pháp mang tính chất đồng bộ nhằm đảm bảo hoạt động của ACB phát triển bền vững, ổn định, an tồn và hiệu quả, tham gia tích cực và chủ động vào q trình hội nhập quốc tế.
PHẦN KẾT LUẬN
Toàn cầu hố và khu vực hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Để tiếp cận được những thành tựu khoa học – kỹ thuật ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và khơng bị gạt ra ngồi lề của sự phát triển kinh tế nói trên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung đó. Khi đó các NHTM Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, vốn công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm… ngay trên “sân nhà” Việt Nam. Là một trong những NHTM Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào để phát triển bền vững trong xu thế hội nhập
Với mục đích, mục tiêu nghiên cứu đã được xác định của đề tài nêu tổng quan lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB; Phân tích, đánh giá, làm rõ hiện trạng năng lực cạnh tranh của ACB, trên cơ sở đó đề tài đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB; đề tài đã thực hiện được những nội dung chính sau:
Đề tài đề cập những vấn đề cơ bản của lý thuyết cạnh tranh trong kinh tế thị trường; vận dụng lý thuyết cạnh tranh trong đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTMCP. Trên cơ sở đó đề tài xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB
Đề tài đã phân tích đánh giá đầy đủ thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh: về vốn; về hiệu quả kinh doanh, về các hoạt động dịch vụ ngân hàng; về công nghệ; về nguồn nhân lực và hệ thống tổ chức mạng lưới, đề cập đến những thành tựu và nhất là những tồn tại, những nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của ACB.
Đề tài kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB. Trong đó tập trung vào năm giải pháp lớn sau: Giải pháp về vốn; giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng; giải pháp về hình ảnh thương hiệu, giải pháp về công nghệ và giải pháp về nguồn nhân lực. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài, tuy nhiên do tầm hiểu biết cịn hạn hẹp do đó khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của những người quan tâm để có thể hồn thiện hơn trong những cơng trình nghiên cứu sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Peter Rose, (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
2.Porter, M.E (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3.Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà
Nội.
4.Nguyễn Trọng Tài (2008), Cạnh tranh ngân hàng thương mại – nhìn từ góc độ lý luận
và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 4, tháng 2 năm 2008.
5.Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường – chiến lược – cơ cấu, NXB TP.HCM.
6.Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới.
7.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu
thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
8.Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9.Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
10. Ngân hàng TMCP Á Châu, Ấn Phẩm kỷ niệm 15 năm thành lập (2008).
11. Ngân hàng TMCP Đông Á, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
12. Ngân hàng TMCP Phương Nam, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
13. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
14. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
15. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
16. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Vệt Nam, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
17. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Báo cáo thường niên (2007, 2008, 2009).
18. Công ty Tư vấn Quản lý MCG (2006), “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của
tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng”, Hà Nội.
19. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia & Ngân hàng thế giới (2004), “Việt
Nam: Sẵn sàng gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO)”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trang web
1.http://www.sbv.gov.vn Ngân
hàng nhà nước Việt Nam
2.http:// www.scb.com.vn .
3.http ://www.acb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
4.http:// www.sacombank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín
5.http:// www.dongabank.com.vn Ngân
hàng thương mại cổ phần Đông Á
6.http:// www.eximbank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
7.http:// www.vcb.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
8.http:// www.techcombank.com.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
9.http://www.southernbank.com.vn