2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á
2.2.1 Kết quả nghiên cứu
Phần này sẽ trình bày các kết quả thăm dò, khám phá những nhận định, đánh giá của CBCNV về năng lực cạnh tranh nội tại của ACB qua kết quả điều tra, khảo sát bảng câu hỏi CBCNV của ACB tại Hội sở, các chi nhánh, Phòng giao dịch ở Q1, Q3, Q5, Q10 và Q.BT, dựa trên 4 yếu tố đã được thực hiện thơng qua q trình nghiên cứu định tính và định lượng theo quy trình nghiên cứu.
Theo kết quả phân tích EFA với 5 nhân tố và 18 biến đạt yêu cầu, được điều chỉnh mơ hình lại như sau:
Hình 2.1 Mơ hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA.
Nhân sự và điều hành (H1) Tiềm lực tài chính (H2) Năng lực cạnh tranh Sản phẩm dịch vụ (H3) Hình ảnh thương hiệu (H4) Giá cả và liên kết (H5)
Sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 (xem phụ lục 2), tác giả thu được kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh nội tại của ACB như sau:
Nhìn chung, kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh nội tại của ACB đạt mức khá cao (có tới 47,2% ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của ACB ở mức tương đối cao, 27,8% ý kiến mạnh và 8,3% đánh giá ở mức trung bình). Mơ hình hồi quy cũng đã thể hiện, yếu tố mà làm cho năng lực cạnh tranh ảnh hưởng nhiều nhất là sự đa dạng và khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với tình trạng hiện nay khi mà các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngồi thì số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp quá ít cũng như tính chuyên nghiệp trong phục vụ chưa cao. Bên cạnh đó thì thương hiệu chính là uy tín, lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh và hiệu quả hoạt động tốt cũng là những nhân tố làm cho sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy khi mà giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ tác động ngược làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với thực tế, nhưng kết quả đo lường năng lực cạnh tranh nội tại chỉ phản ánh đúng cho riêng NHTMCP Á Châu; đối với các ngân hàng khác, kết quả này chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn có được kết quả chính xác thì cơng tác khảo sát phải được thực hiện lại trên quy mô của ngân hàng cần thực hiện đo lường.
Từ những kết quả kiểm định trên, chúng tôi sẽ đánh giá một cách chi tiết từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của ACB trong phần 2.3 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của ACB trong quá trình hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
2.2.2. Tiềm lực tài chính.2.2.2.1. Vố n t ự có .