- Về công tác thực thi chính sách
3.2 Giải pháp trong ngắn hạn
3.2.1Xây dựng khung pháp lý hồn chỉnh
Nhanh chóng xây dựng khung pháp lý hồn chỉnh, thống nhất, làm căn cứ thực hiện. Hiện nay, Luật NHNN, Luật các TCTD đã được Quốc hội ban hành có nhiều điểm rất mới so với trước đây, do vậy việc xây dựng hệ thống văn bản dưới Luật cho phù hợp là điều tất yếu, nhất là các văn bản liên quan đến việc điều hành lãi suất, tỷ giá ngoại hối trên thị trường…
Ví dụ:
- Theo căn cứ pháp lý hiện nay, các quyết định về lãi suất thỏa thuận đều không thống nhất với quy định của Luật Dân sự năm 2005 và Luật NHNN năm 1997, 2003. Nếu định hướng bỏ lãi suất cơ bản, cần tiếp tục triển khai đồng bộ cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận, xác định lại hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ, tăng cường năng lực sử dụng các công cụ thị trường của Ngân hàng Nhà nước để điều tiết thị trường tiền tệ,
tạo cở sở pháp lý quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, từng bước đưa thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam tiến gần hơn tới các chuẩn mực và thông lệ của thị trường quốc tế.
- Đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý, hoàn thiện cơ chế và điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn phù hợp với yêu cầu kiểm soát theo mục tiêu tiền tệ, tạo điều kiện cho việc huy động mọi nguồn lực trong nền kinh tế để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.
- Hồn thiện khn khổ pháp lý về điều tiết tỷ giá và quản lý ngoại hối nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Thực hiện quản lý thống nhất, kịp thời và phù hợp nhằm bảo đảm hoạt động ổn định, lành mạnh của thị trường vàng, thị trường ngoại tệ. Chủ động ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh vàng, thu đổi ngoại tệ trái pháp luật; tỷ giá luôn phải được đặt trong mối quan hệ tương tác với lãi suất VND, với chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác nhằm khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu thị trường, bảo đảm mục tiêu ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng tiền.
Về căn cứ pháp lý đối với vấn đề vay trả nợ nước ngồi của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đến nay vẫn chưa có Thơng tư hướng dẫn cụ thể, mà các NHNN chi nhánh Tỉnh, Thành phố vẫn cịn vận dụng theo Thơng tư 09/2004/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chíh phủ về quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài, trong khi Nghị định 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 đã bãi bỏ các Nghị định này.
Hoặc các nội dung sai so với quy định trong Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy chế đại lý đổi ngoại tệ, như: đại lý đổi ngoại tệ chưa có nhân sự được đào tạo đứng quầy giao dịch, hay chưa thực hiện bán cho TCTD ủy nhiệm toàn bộ số ngoại tệ thu mua được trong ngày…sẽ phải bị
phạt vi phạm hành chính, nhưng các vi phạm trên không bị chế tài trong Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ.
- Về văn bản quy định hoạt động kiểm tra (trong nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), do chưa có văn bản quy định nên hiện nay các công việc liên quan đến hoạt động này vẫn còn căn cứ vào Nghị định số 61/1998/NĐ-CP (dù Nghị định này đã bị bãi bỏ).
3.2.2 ừng bước khắc phục tình trạng thâm hụt NSNN
Ngành thuế cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong cơng tác thu thuế, không phải nâng mức thu hay mở rộng đối tượng thu, mà phải có biện pháp triệt để hơn trong chống thất thu thuế.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có biện pháp kiểm sốt các nguồn chi ngân sách, tránh tình trạng lãng phí, thất thốt, khó khăn phát sinh từ những vấn đề mang tính căn ngun, đó là thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
3.2.3 ăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Tăng cường thanh tra, giám sát các tỷ lệ an toàn, nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, tuân thủ các quy định pháp luật về lãi suất, tỷ giá và quản lý ngoại hối, từng bước tạo sự bình đẳng, minh bạch trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hoạt động khuyến mại huy động, thu phí cho vay trên thị trường 1 và các vi phạm trong hoạt động huy động và cho vay trên thị trường 2; đối phó hiệu quả với những tin đồn xấu gây xáo trộn tâm lý thị trường và xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của các cuộc thanh tra, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hồn thiện kỹ năng của đội ngũ cán bộ thanh tra, cịn cần phải có sự phối kết hợp với các cơ quan thanh tra chuyên ngành trên địa bàn.
Ví dụ:
- Kết hợp kiểm tra thực hiện HTLS giữa Thanh tra, Giám sát ngân hàng và cơ quan thuế địa phương, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận trong hỗ trợ lãi suất.
- Kết hợp với thanh tra Sở Công nghiệp, Sở Văn hóa, Thơng tin và truyền thông trong việc kiểm tra hoạt động thu đổi ngoại tệ, hay niêm yết giá hàng hóa bằng đồng Việt Nam.
Song song, cần có lộ trình cải cách chương trình giám sát từ xa đã và đang được các chi nhánh NHNN thực hiện, vì chương trình giám sát từ xa hiện tại khơng thực sự mang lại hiệu quả như mục tiêu ban đầu: giám sát, phòng ngừa và cảnh báo rủi ro.
3.2.4 Chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn
Chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng an toàn, bền vững, hỗ trợ tích cực cho q trình tái cơ cấu lại nền kinh tế. Kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và chuyển dịch mạnh cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực, địa bàn thành thị và nông thôn, kỳ hạn và khách hàng vay; hạn chế cho vay các nhu cầu vốn thuộc các lĩnh vực phi sản xuất. Tập trung đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3.2.5 Riêng đối với chính sách hỗ trợ lãi suất trong năm 2010
- Thông tin về các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất phải được công khai trên CIC để NHTM có thể có cơ sở tốt hơn trong việc thẩm định vay vốn.
- Rút kinh nghiệm, NHNN cần có cơng văn quy định cụ thể mẫu dấu đóng trên hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn và quy định NHTM đóng trực tiếp trên hóa đơn tài chính.
- Khắc phục kịp thời các món vay HTLS sai đối tượng, truy thu toàn bộ số tiền đã HTLS nộp NSNN
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh quy mơ tín dụng cho các dự án trọng điểm của nhà nước, DNNVV và các chi phí sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, thu mua và chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu.
- Hướng dẫn các NHTM thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn VND phát sinh trong năm 2009 và tiếp tục triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất
đối với những khoản vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam, khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn…