Tình hình tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đại tín luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Trong giai đoạn 2005-2009, dư nợ tín dụng tăng trưởng trung bình khoảng 119,4/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Ngân hàng Đại Tín quan tâm hàng đầu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu khống chế trong mức cho phép của NHNN.

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng Đại Tín đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế sự tăng trưởng nĩng trong hoạt động tín dụng, do vậy dư nợ tín dụng năm 2008 cĩ dấu hiệu tăng trưởng chậm lại (năm 2007 tăng trưởng 272%, năm 2008 tăng trưởng 195%). Tuy nhiên đến cuối năm 2009 dư nợ cho vay tăng trưởng cao, và đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Đại Tín đạt 5.214 tỷ đồng, tăng trưởng 321% so với năm 2008.

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn 2005-2009 (ĐVT: Tỷ VND)

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ tín dụng 188 306 831 1.624 5.214 Theo thời hạn: + Ngắn hạn 155 241 507 1.262 4.171 Tỷ trọng 82% 79% 62% 78% 80% + Trung dài hạn 33 65 324 362 1.043 Tỷ trọng 18% 21% 38% 22% 20% Tốc độ tăng trưởng % 146% 163% 272% 195% 321%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2005 - 2009)

Xét về cơ cấu tín dụng, một số đặc điểm chính như sau:

- Theo kỳ hạn: cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2005-2009 thì tín dụng

trung dài hạn chiếm tỷ lệ thấp, dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Năm 2007, dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng mạnh từ 21% lên 38% trên tổng dư nợ nhờ sự nỗ lực của Ngân hàng Đại Tín trong việc tìm kiếm các dự án, khách

hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các dự án lớn trong năm 2007, trong đĩ cĩ những dự án đã ký hợp đồng tín dụng những năm trước đĩ. Tuy nhiên, do đặc thù là ngân hàng bán lẻ, nên tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng từ 78% đến 82% trong tổng dư nợ. Như vậy, cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung dài hạn chưa cân bằng phù hợp với tính chất của các nguồn vốn huy động, địi hỏi Ngân hàng Đại Tín cần cĩ những biện pháp tìm khách hàng lớn, mạnh dạn cho vay đối với các dự án lớn trong điều kiện nguồn vốn cịn bị hạn chế.

- Theo nhĩm khách hàng: Từ năm 2005 trở về trước, định hướng của Ngân hàng Đại Tín là tập trung vào các cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH, ít chú trọng đến khối kinh tế cá thể, dư nợ cho vay kinh tế cá thể chỉ chiếm 6-7% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, với định hướng là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, thực hiện chủ trương đẩy mạnh mạng dịch vụ bán lẻ đồng bộ như cho vay tín chấp đối với cán bộ cơng nhân viên, cho vay cán bộ quản lý điều hành, mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phịng giao dịch, thì quy mơ của hoạt động cho vay tư nhân cá thể tăng lên đáng kể: 1.073 tỷ đồng (năm 2008), 3.494 tỷ đồng (năm 2009), đạt tỷ trọng 67% trên tổng dư nợ. Cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng thấp: cơng ty cổ phần:16%, cơng ty TNHH: 12%, DNTN: 5%.

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng 2005 -2009(ĐVT: Tỷ VND) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ tín dụng 188 306 831 1.624 5.214 Cơng ty cổ phần 71 98 133 290 834 Tỷ trọng 38% 32% 16% 18% 16% Cơng ty TNHH 96 74 199 202 625 Tỷ trọng 51% 24% 24% 12% 12% DNTN 10 15 42 59 261 Tỷ trọng 5% 5% 5% 4% 5% Kinh tế cá thể 11 119 457 1.073 3.494 Tỷ trọng 6% 39% 55% 66% 67% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2005 - 2009)

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên ngành

Nơng nghiệp và lâm nghiệp

Thương nghiệp, sửa chữa xe cĩ động cơ Xây dựng Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

Các hoạt động liên quan đến KD TS, DV tư vấn Vận tải, kho bãi, thơng tin liên lạc Hoạt động tài chính Cơng nghiệp chế biến Thủy sản

Cộng Dư nợ 1.710 1.705 746 511 386 52 52 47 5 5.214 Tỷ trọng 32,8% 32,7% 14,3% 9,8% 7,4% 1% 1% 0,9% 0,1% 100%

- Theo loại hình khách hàng: cùng với tiến trình cổ phần hĩa DNNN cũng như

chuyển dịch hướng đầu tư, cơ cấu dư nợ cho vay đã cĩ sự chuyển dịch. Kể từ năm 2005 cho đến nay, Ngân hàng Đại Tín khơng cho vay đối với loại hình DNNN để đảm bảo an tồn tín dụng là do các DNNN cĩ nhu cầu vay vốn cao, rủi ro cao do chủ yếu là vay tín chấp mà nếu vay cĩ TSĐB thì TSĐB đĩ cũng của nhà nước, hơn nữa DNNN khơng chịu nổi lãi suất của Ngân hàng Đại Tín do lãi suất cho vay rất cao. Dư nợ của các DN ngồi quốc doanh tiếp tục tăng về số lượng, tuy nhiên số lượng và tỷ trọng chính vẫn là đối với kinh tế cá thể liên tục tăng (năm 2005: 6%, năm 2006: 39%, năm 2007: 55%, năm 2008: 66%, năm 2009: 67%).

- Theo ngành hàng: Cơ cấu mặt hàng cho vay của Ngân hàng Đại Tín khá đa dạng,

tuy nhiên vẫn cịn tập trung chủ yếu vào một số ngành hàng như: nơng nghiệp và lâm nghiệp, thương nghiệp và sửa chữa xe cĩ động chiếm đến 65,5%, các ngành khác cĩ tỷ trọng thấp.

Bảng 2.4: Đầu tư tín dụng theo ngành hàng đến 31/12/2009 (ĐVT: Tỷ VND)

Nhận xét:

* Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đại Tín cĩ bước nhảy vọt: trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà Ngân hàng Đại Tín vẫn đẩy mạnh mở rộng mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốc độ cao.

* Tăng trưởng là khơng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn: Ngân hàng Đại Tín chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, điều này giúp cho việc quản trị rủi ro đơn giản nhưng xét về lâu dài thì hạn chế trong cạnh tranh, lợi nhuận sẽ khơng cao. Do đĩ trong thời gian tới cần chú trọng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn. Nếu làm được điều đĩ lãnh đạo ngân hàng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cĩ đủ năng lực để thẩm định tín dụng đối với đầu tư các dự án lớn và tăng vốn điều lệ, đẩy mạnh huy động vốn và thực hiện cho vay theo xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn, giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn.

* Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhĩm khách hàng là kinh tế tư nhân cá thể vẫn là chủ yếu và cĩ xu hướng tăng dần, tỷ trọng của nhĩm khách hàng DNNVV cĩ xu hướng giảm. Điều này cho thấy định hướng khách hàng của Ngân hàng Đại Tín là chưa hợp lý, bởi lẽ DNNVV đang trên đà phát triển và đang hưởng nhiều lợi ích từ phía nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp, đang là thị trường hấp dẫn đầy hứa hẹn của ngân hàng. * Về đầu tư theo ngành hàng quá tập trung vào cho vay đối với ngành nơng nghiệp

và thương nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo (65,5%), trong khi đầu tư tín dụng vào mỗi ngành khác chiếm tỷ trọng quá thấp nên chưa phân tán rủi ro.

Như vậy, để thực hiện phương châm “An tồn, phát triển, hiệu quả, bền

vững”, Ngân hàng Đại Tín cần cĩ những giải pháp tích cực hơn để tăng trưởng tín

dụng đi đơi với việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đại tín luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w